Thị trường vàng nhận được sự quan tâm hơn cả khi liên tục đạt đỉnh trong thời gian gần đây. Thao túng thị trường vàng là vấn đề được đặt ra khi thị trường không hề có dấu hiệu hạ nhiệt, có sự chênh lệch lớn giữa vàng trong nước và thế giới. Nguyên nhân của tình trạng này là gì, ai là người thực hiện thao túng và được lợi?
Tóm tắt tình hình giá vàng trong nước và thế giới
Theo từ Bloomberg, giá vàng thế giới đã bước sang tháng thứ 3 tăng giá trước bối và chờ đợi vào quyết định lãi suất từ FED. Nhu cầu mua vàng từ các Ngân hàng Trung ương tại châu Á ghi nhận tăng mạnh mẽ trước căng thẳng chính trị, chiến tranh giữa các nước.
Tại Việt Nam, giá vàng ghi nhận nhiều phiên tăng giá và liên tục phá kỷ lục lịch sử. Tính đến 22/5 giá vàng Doji đã ở mức 90.5 triệu đồng/ lượng bán ra. Mức chênh lệch giữa giá bán ra và mua vào khá lớn ở mức 1.6 triệu đồng/ 1 lượng. Giá vàng thế giới và trong nước liên tục ghi nhận ở mức tăng tuy nhiên có sự chênh lệch khá lớn.
Chia sẻ về tình hình giá vàng cùng TS Lê Đạt Chí
Trong cuộc phỏng vấn với TS Lê Đạt Chí tại Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, chúng tôi đã có phân tích chi tiết về vấn đề này. Vấn đề được đặt ra về giá vàng trong nước và thế giới, đây cũng là điều khiến các cơ quản phải đau đầu. Cung và cầu thị trường vàng được lý giải như thế nào?
Theo TS chia sẻ, giá hàng hóa phụ thuộc vào cung và cầu và vàng không ngoại lệ. Giá vàng tăng cao cho thấy sự thiếu hụt từ phía cung và chỉ diễn ra với vàng miếng JSC.
Khi nhắc đến vàng, ta thường nghĩ đến vàng trong dân mà quên đi các doanh nghiệp. Hiện tại chưa có dữ liệu chính xác từ hệ thống của các doanh nghiệp buôn bán vàng vì họ không niêm yết trên sàn chứng khoán và không có báo cáo tài chính hàng năm.
Chúng ta chỉ có thể ước lượng thông qua các doanh nghiệp lớn nếu cơ quan thuế thống kê tồn kho qua các năm. Ví dụ nếu thấy công ty vàng đã niêm yết, ta biết được lượng vàng tồn kho và thấy số lượng tăng lên 100%.
Có thể nhận định cầu từ chính các doanh nghiệp chứ không phải người dân. Điều này tạo ra sự khan hiếm, mất cân bằng và giá vàng tăng cao. Gây nên sự chênh lệch lớn với giá vàng thế giới.
Vì thế để xác định chính xác về thị trường và cung vàng ta cần phải giảm cầu về đầu cơ tích trữ từ chính các công ty kinh doanh. Họ có nguồn tài chính tốt, nguồn tiền đầu cơ lớn vì dễ vay từ ngân hàng qua các hợp đồng tín dụng là vàng tồn kho.
Chia sẻ về cách giải quyết cung cầu với giá vàng
Với nguồn tài chính mạnh như vậy, không có nguồn cung đủ để đáp ứng cho cầu vàng này. Quy định Ngân hàng Nhà nước xem hoạt động này không phải là tài sản rủi ro giúp hoạt động tích trữ dễ dàng hơn.
Để làm giảm áp lực về cung cầu trên thị trường vàng, NHNN cần điều chỉnh hệ số rủi ro đối với tài sản này và ngang bằng với bất động sản. Khi hệ số rủi ro tăng lên 200%, nhu cầu về cầu vàng sẽ giảm đi nhanh chóng.
Điều này dễ nhận thấy khi NHNN đã cấm nhập khẩu vàng hơn 10 năm nay nhưng các công ty hoạt động trong lĩnh vực này vẫn liên tục tích trữ. Lúc này chúng ta có câu hỏi: Tại sao các công ty có thể tăng trưởng vàng tồn kho lớn đến vậy?
Ai là người thao túng thị trường vàng? Phải chăng NHNN thất bại khi điều tiết?
Với phân tích ở trên ta có câu trả lời về ai đứng sau việc thao túng thị trường vàng và đẩy mức giá lên cao, tạo ra sự chênh lệch lớn với giá vàng quốc tế. Phải chăng NHNN đã thất bại trong việc điều tiết thị trường vàng?
NHNN đảm bảo nguồn cung vàng thông qua các hoạt động đấu thầu vàng mạng và trong chia sẻ trước đây chúng tôi có nhận định đây không phải là giải pháp khả thi.
Vì nếu thị trường thiếu vàng miếng, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể gia công từ vàng nguyên liệu. Điều này đã diễn ra từ lâu chứ không phải xuất hiện sau Nghị định 24.
Thực tế việc sản xuất vàng miếng là độc quyền cho SJC, để ngăn chặn tình trạng khan hiếm nên bỏ độc quyền sản xuất. Cần tạo ra chuẩn mực trong sản xuất vàng, chất lượng hàng hóa lưu thông.
Để điều tiết hiệu quả thị trường vàng, NHNN cần tác động vào cả 2 phía cung và cầu chứ không chỉ từ phía cung như hiện tại. Điều này không mang đến hiệu quả tốt, thậm chí làm “vàng hóa” nền kinh tế.
Vàng là tài sản an toàn và không giúp phần vào phát triển kinh tế, chúng khiến ngoại tệ mất đi, suy giảm tiềm lực tài chính và an ninh tài chính quốc gia.
Làm sao để giảm thiểu sự thao túng trong thị trường vàng?
Thông tin trên có thể thấy các công ty kinh doanh chính là người nắm giữ số lượng vàng lớn nhất trong thời điểm hiện tại. Để giải quyết sự thao túng cần tác động vào đối tượng này. Hiện nay, Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ đã bắt đầu vào cuộc, tiến hành thanh tra các công ty trên.
Hoạt động thanh tra diễn ra theo đúng trình tự nhưng theo TS Lê Đạt Chí cần tiến hành theo thứ tự:
- Tra xét nguồn gốc vàng và kiểm kê số lượng không rõ nguồn gốc.
- Đánh giá sự tích trữ đầu tư của các công ty thông qua việc tăng mua vàng ròng liên tục. Làm rõ số lượng vàng ròng đến từ đâu, nguồn tiền như thế nào, liệu có vay vốn từ Ngân hàng hay tổ chức tín dụng.
Khi xác định được 2 vấn đề trên, NHNN cần đưa ra phương án xử lý nghiêm như đã làm với người dân và xếp loại vàng vào hoạt động cho vay có rủi ro. Đồng thời sau các phiên đấu giá, NHNN cần hậu kiểm nguồn tiền mua vàng. Đây là phương pháp đánh vào tâm lý và kết thúc chuỗi ngày giá vàng bị thao túng.
NHNN nên làm gì đối với thị trường vàng?
Chúng tôi đưa ra câu hỏi cho TS về việc quản lý thị trường vàng của NHNN. TS chia sẻ rằng Chính phủ và NHNN đã nhiều lần muốn sửa đổi Nghị định 24 nhưng sửa đổi nội dung nào vẫn còn nhiều tranh cãi vì ảnh hưởng đến nhiều nhóm lợi ích. Theo tôi cách đơn giản nhất là làm rõ việc sản xuất vàng miếng SJC, điều chỉnh không chỉ từ nguồn vàng của NHNN mà còn cho phép các công ty kinh doanh trong nước.
Điều này tạo ra nguồn cung vàng miếng SJC dồi dào hơn, tính thanh khoản được cải thiện và tránh tình trạng khát cầu như hiện tại. Đồng thời cần cho phép việc mua bán được thanh toán qua ngân hàng dù là giữa doanh nghiệp – doanh nghiệp hay doanh nghiệp – người dân.
Tuy nhiên cần kiểm soát được lượng vàng SJC vì đây được xem là dự trữ quốc gia, cần xác định được lượng vàng này trong dân. Vàng là hàng hóa mua bán có điều kiện nên không có tình trạng người dân tự mua bán với nhau. Nên tiến hành chính sách thuế với việc đầu tư vàng để đảm bảo sự công bằng.
Bên cạnh đó cần xây dựng lại thị trường một cách có tổ chức giữa NHNN và các NHTM, công ty kinh doanh vàng. Can thiệp từ 2 phía để điều tiết kịp thời thị trường mọi thời điểm.
Thị trường vàng và thao túng thị trường vàng đang là vấn đề nóng hiện nay khi giá vàng ghi nhận mức tăng và chênh lệch giá cao với thị trường quốc tế. NHNN cần hậu kiểm nguồn tiền mua vàng từ các công ty và xem xét hoạt động cho vay tín dụng giữa NHTM và công ty vàng.