Bán chui cổ phiếu là gì? Đó là tình trạng gian lận của công ty chứng khoán nhằm mục đích trục lợi. Đây là điều mà các nhà đầu tư cần phải biết để tránh rủi ro.
Chứng khoán là một kênh đầu tư tài chính mang đến cơ hội làm giàu cho nhiều người. Bên cạnh đó, nó vẫn có nhiều rủi ro. Một trong những rủi đó mà bạn đáng quan tâm chính là tình trạng bán chui cổ phiếu mà không thông báo cho các nhà đầu tư.
Hành vi này nhằm trục lợi bất hợp pháp dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Để tìm hiểu về các thông tin liên quan đến việc bán chui cổ phiếu là gì, mời bạn tham khảo bài viết của chia sẻ dưới đây.
Cổ phiếu là gì và sự phân loại
Trước khi tìm hiểu về bán chui cổ phiếu là gì, chúng ta cần biết về khái niệm của cổ phiếu. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ nhiều người.
Cổ phiếu là một loại chứng chỉ hoặc một dạng bút toán ghi sổ xác nhận quyền lợi hợp pháp trong việc sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu và trở thành cổ đông để nắm giữ một phần kinh doanh của công ty đó. Nói đơn gian hơn, cổ phiếu là một loại giấy chứng nhận những góp vốn vào hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu đó. Đây là một loại tài sản có khả năng sinh lời dựa vào sự phát triển, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cổ phiếu được chia thành 2 loại:
- Cổ phiếu thường: Là cổ phiếu được tự do chuyển nhượng. Người mua cổ phiếu đó sẽ tham gia vào các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công ty bị phá sản thì người sở hữu này thường nhận được cổ tức sau cùng.
- Cổ phiếu ưu đãi: Nhà sở hữu số cổ phiếu này có quyền được hưởng cổ tức nhưng không được tham gia vào các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công ty bị phá sản thì người sở hữu này thường nhận được cổ tức đầu tiên.
Có 2 hình thức cổ phiếu:
- Cổ phiếu ghi danh: Trên cổ phiếu đó sẽ ghi tên người sở hữu. Điều này sẽ đảm bảo an toàn nhưng lại gặp trở ngại trong việc chuyển nhượng cổ phiếu đó cho nhà đầu tư khác, Lúc này, người bán cần phải đăng ký với cơ quan phát hành và được hội đồng quản trị của công ty đó cho phép.
- Cổ phiếu vô danh: Trên phiếu không ghi tên người sở hữu ở trên nên việc mua bán, giao dịch sẽ dễ dàng hơn trên sàn chứng khoán.
Tìm hiểu về bán chui cổ phiếu là gì?
Trong pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có khái niệm bán chui cổ phiếu. Cụm từ này được các nhà đầu tư dùng để chỉ tình trạng những cổ đông sáng lập bán đi cổ phiếu của mình đang nắm nữ mà không đăng ký thực hiện giao dịch trước ít nhất 3 ngày làm việc.
Đó là quy định tại điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC của Bộ tài chính về việc hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Chi tiết về những quy định này là:
Người nội bộ trong công ty đại chúng và công ty chứng khoán phải thực hiện việc công bố thông tin, báo cáo trước và sau khi tiến hành mua bán cổ phiếu với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán.
Quy định này áp dụng cho loại cổ phiếu niêm yết, chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết và đăng ký giao dịch.
Theo đó, mức giao dịch trong ngày từ 50 triệu đồng trở lên hoặc giá trị giao dịch là 200 triệu đồng/tháng trở lên (theo dự kiến)
Thời gian công bố thông tin này là trước ngày dự kiến giao dịch ít nhất 3 ngày làm việc. Trong thời hạn 5 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, người giao dịch đó phải giải trình nguyên nhân vì sao không thực hiện tất cả số lượng giao dịch đã đăng ký.
Tóm lại, bán chui cổ phiếu được hiểu là một hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán.
Ảnh hưởng của việc bán chui cổ phiếu
Khi đã nắm được khái niệm bán chui cổ phiếu là gì? Nhiều người sẽ thắc mắc về mức độ ảnh hưởng của nó.
Một khi các thành viên trong hội đồng quản trị, những cổ đông lớn công bố việc bán cổ phiếu với số lượng lớn mà họ đang nắm giữ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá chứng khoán và tâm lý của các nhà đầu tư khác.
Khi bán ra thì giá giao dịch thường sẽ giảm (do cung tăng, cầu giảm -> giá giảm). Việc bán cổ phiếu này cần phải diễn ra trong thời gian dài để được giá. Còn bán trong thời gian ngắn thì giá sẽ giảm sâu, người bán sẽ không thu về lợi nhuận cao.
Vì sự bất lợi đó dẫn đến nhiều người cố tình bán chui cổ phiếu mà không thông báo trước để về giá trị cao nhất cho mình.
Rủi ro khi bán chui cổ phiếu
Các trader nhỏ lẻ nắm giữ số lượng cổ phiếu ít sẽ không biết tình trạng hoạt động của công ty này. Họ sẽ ngỡ ngàng khi giá cổ phiếu mình mua bỗng nhiên bị giảm đáng kể.
Đồng thời, tâm lý hoang mang do thiếu thông tin về tình hình hoạt động công ty sẽ khiến cho chiến lược đầu tư của họ gặp rủi ro cao.
Nhiều công ty chứng khoán cũng bị ảnh hưởng theo do công ty này đã cho vay ký quỹ các cổ phiếu. Khi việc công bố mức phạt từ hành vi bán chui cổ phiếu xảy ra sẽ làm cho giá trị các loại cổ phiếu đó có xu hướng giảm.
Mức phạt dành cho bán chui cổ phiếu
Theo quy định tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP, các hành vi không báo cáo việc giao dịch này sẽ chịu những mức phạt như sau:
- Đối với giao dịch có giá trị từ 50 – 200 triệu đồng: Mức phạt tiền từ 5-10 triệu đồng.
- Đối với giao dịch có giá trị từ 200 – 400 triệu đồng: Mức phạt tiền từ 20-40 triệu đồng
- Đối với giao dịch có giá trị từ 400 – 600 triệu đồng: Mức phạt tiền từ 40-60 triệu đồng.
- Đối với giao dịch có giá trị từ 600 – 1 tỉ đồng: Mức phạt tiền từ 40-60 triệu đồng.
- Đối với giao dịch có giá trị từ 1-3 tỉ đồng: Mức phạt tiền từ 600-100 triệu đồng.
- Đối với giao dịch có giá trị từ 3-5 tỉ đồng: Mức phạt tiền từ 100-150 triệu đồng.
- Đối với giao dịch có giá trị từ 5-10 tỉ đồng: Mức phạt tiền từ 150-250 triệu đồng.
- Trong trường hợp có giao dịch có giá trị từ 10 tỉ trở lên sẽ phạt tiền 3-5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế.
Cách nhận diện các giao dịch bán chui cổ phiếu
Hành vi bán chui cổ phiếu là một vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực chứng khoán, thường khó nhận diện vì các giao dịch này không được công khai hoặc thực hiện đúng theo quy định. Tuy nhiên, với kiến thức và kỹ năng phân tích, nhà đầu tư có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường qua những yếu tố sau:
Không có thông báo giao dịch trước hoặc sau giao dịch
Theo quy định, các cổ đông nội bộ hoặc cổ đông lớn khi mua bán cổ phiếu phải công bố thông tin trước và sau giao dịch. Nếu không có thông báo nhưng giá cổ phiếu có biến động lớn, đây có thể là dấu hiệu của giao dịch bán chui.
Biến động bất thường về khối lượng giao dịch
Bất kỳ sự gia tăng đột biến nào trong khối lượng giao dịch mà không kèm theo thông tin hỗ trợ (tin tức, báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh) đều có thể là dấu hiệu của việc bán cổ phiếu không minh bạch.
Giá cổ phiếu giảm mạnh không rõ nguyên nhân
Khi cổ phiếu giảm giá mạnh và liên tục trong thời gian ngắn mà không có lý do kinh tế hoặc tin tức chính thức, khả năng cao có sự thoái vốn không hợp pháp của các cổ đông nội bộ.
Lịch sử giao dịch của cổ đông lớn hoặc cổ đông nội bộ
Nhà đầu tư có thể tra cứu lịch sử giao dịch của các cổ đông lớn hoặc nội bộ. Việc không công bố đúng thời hạn hoặc bất thường trong lịch sử giao dịch là cơ sở để nghi ngờ giao dịch bán chui.
Thông tin từ các bên thứ ba
Nhiều giao dịch bán chui được phát hiện thông qua tin tức từ các tổ chức tài chính, báo chí, hoặc diễn đàn đầu tư. Nhà đầu tư cần kết hợp thông tin từ các nguồn uy tín để kiểm tra.
Làm thế nào để phòng tránh rủi ro từ bán chui cổ phiếu?
Để bảo vệ mình trước những rủi ro do bán chui cổ phiếu, nhà đầu tư cần có chiến lược và biện pháp rõ ràng, bao gồm:
- Tìm hiểu kỹ về công ty niêm yết: Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu sâu về báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh, và hồ sơ pháp lý của công ty. Các doanh nghiệp minh bạch thường ít xảy ra giao dịch bất hợp pháp.
- Theo dõi sát sao thông tin công bố: Theo quy định, các giao dịch của cổ đông nội bộ hoặc cổ đông lớn phải được công khai. Nhà đầu tư nên thường xuyên kiểm tra các thông báo trên trang web của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) hoặc các sàn giao dịch như HOSE, HNX, và UPCoM.
- Phân tích khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu: Sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật để theo dõi biến động giá và khối lượng. Một spike volume bất thường mà không có tin tức hỗ trợ là dấu hiệu cảnh báo cần xem xét kỹ lưỡng.
- Không chạy theo tin đồn: Tin đồn trên thị trường chứng khoán có thể dẫn đến hành động mua bán không hợp lý. Hãy tập trung vào các dữ liệu định lượng và phân tích cơ bản thay vì các thông tin thiếu kiểm chứng.
- Phân bổ rủi ro hợp lý: Tránh đầu tư toàn bộ tài sản vào một cổ phiếu duy nhất, đặc biệt là những mã có lịch sử giao dịch không rõ ràng. Đa dạng hóa danh mục sẽ giúp giảm thiểu rủi ro từ các giao dịch không minh bạch.
- Cập nhật thông tin pháp lý: Hành vi bán chui cổ phiếu được xử lý nghiêm theo luật định. Nắm rõ các quy định của Luật Chứng khoán 2019 sẽ giúp bạn nhận diện và tránh các rủi ro không cần thiết.
- Nhờ đến chuyên gia tư vấn: Nếu bạn không chắc chắn về tính minh bạch của một mã cổ phiếu hoặc giao dịch, hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tài chính, công ty chứng khoán uy tín hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư.
- Theo dõi thị trường thông qua các tổ chức xếp hạng tín nhiệm: Các tổ chức này cung cấp cái nhìn tổng quan về sức khỏe tài chính và mức độ tuân thủ pháp luật của các công ty niêm yết.
Phòng tránh rủi ro từ bán chui cổ phiếu không chỉ đòi hỏi sự cẩn trọng mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về thị trường. Nhà đầu tư cần kết hợp giữa phân tích kỹ thuật và cơ bản, cùng với việc cập nhật thông tin liên tục để đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt
Tình trạng bán chui cổ phiếu của Tập đoàn FLC
Sau khi tìm hiểu về tình trạng bán chui cổ phiếu, bạn cũng đã thấy rằng điều này rất nguy hiểm cho những nhà đầu tư.
Tỷ lệ dẫn đến thua lỗ của họ rất cao khi giá cổ phiếu bỗng nhiên hạ xuống từ hành vi không minh bạch này. Điều này đã xảy ra nhiều lần trên thị trường chứng khoán. Nổi bật nhất là vào năm 2017 của Tập đoàn FLC.
Trong thời điểm này, thị trường chứng khoán Việt Nam có 2 tuần tăng mạnh giá và bắt đầu giảm cùng một thời điểm khi ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC bán chui 74,8 triệu cổ phiếu trên sàn.
Hậu quả là khi tin này lan ra, các nhà đầu tư ồ ạt bán tháo, dòng tiền cố gắng thoát ra bằng mọi giá làm cho cô phiếu này chìm sâu, niềm tin vào thị trường chứng khoán của Việt Nam bị lay động.
Những nhà đầu tư mới lúc này cũng chưa biết bán chui cổ phiếu là gì, đây là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề khi đang nắm giữ cổ phiếu của tập đoàn FLC.
Dĩ nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho đợt lao dốc của thị trường này là do hành vi bán chui cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết.
Nhưng phải công nhận rằng, sự kiện này tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư. Nó vừa phản ánh hành vi “ăn xổi ở thì” của bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp, vừa là tiếng chuông báo động khi nhiều cổ phiếu đã tăng quá nhanh và vượt xa giá trị thực.
Đó là miếng “mồi” ngon để thúc đẩy những hành vi “chơi bẩn” bất chấp ảnh hưởng đến uy tín của mình và doanh nghiệp để kiếm tiền.
Sự việc này không phải là lần đầu tiên xảy ra mà nó đã diễn ra nhiều lần ở doanh nghiệp này. Đồng thời những doanh nghiệp khác cũng có hành vi như thế.
Mặc dù Ông Trịnh Văn Quyết đã bị phạt nhưng những chế tài, mức phạt quá thấp so với lợi ích mang lại nên chưa sức răn đe.
Đó là lý do mà hành vi này cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua và ai cũng cần phải quan tâm đến bán chui cổ phiếu như thế nào trước khi đổ tiền vào đầu tư.
Ngoài ra, việc bổ sung hình phạt như cấm giao dịch chứng khoán một thời gian với cá nhân, tổ chức nào đó đôi khi cũng không mang lại hiệu quả cao để chấm dứt đi tình trạng bán cổ phiếu chui các giới phân tích cho rằng, nếu hành vi bán chui này không có giải pháp xử lý mạnh tay và triệt để thì thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ mất đi uy tín.
Những doanh nghiệp chân chính cũng bị kéo theo. Bởi một khi niềm tin của các trader sụp đổ thì rất khó khôi phục được.
Cho nên, lời khuyên cho những nhà đầu tư mới vào thị trường này là bạn nên nắm qua khái niệm bán chui cổ phiếu là gì? Những doanh nghiệp nào đã từng vi phạm điều này?
Những dấu hiệu bán chui cổ phiếu. Đồng thời, cần phải có những phương án dự phòng cho những rủi ro bất ngờ này.
Những nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sẽ ít bị rơi vào tình trạng này bởi ít nhiều họ có kinh nghiệm và nắm được thông tin nội bộ tốt hơn. Vì thế, các trader mới vào thị trường phải học hỏi thêm nhiều yếu tố dẫn đến rủi ro để hạn chế khả năng thua lỗ của mình.
Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, những người dày dặn kinh nghiệm khi muốn mua số lượng lớn cổ phiếu của công ty nào.
Đồng thời cũng không nên bị tâm lý lay động từ các tin đồn thất thiệt. Đó cũng là một chiêu thức lừa đảo trên thị trường chứng khoán.
Kết
Hi vọng những chia sẻ về bán chui cổ phiếu là gì, những hậu quả mà vấn đề này mang lại, kèm với những dẫn chứng cụ thể và lời khuyên của các chuyên gia, sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi tham gia vào kênh đầu tư này.