Chỉ số Dow Jones là một công cụ tài chính quan trọng trong thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Mã chỉ số có tuổi đời cao, được nhiều trader tin tưởng lựa chọn. Cùng tìm hiểu ngay về chỉ số này cũng như cách giao dịch bất bại với mã sản phẩm này.
Là dân chứng khoán hay tài chính thì ai cũng từng nghe qua ít nhất 1 lần về Down Jones hay các Nadsdaq. Chủ đề hôm nay rất gọn giải thích cơ bản chỉ số Down Jones là gì cho các bạn mới.
Chỉ số Dow Jones là gì?
Chỉ số này còn có tên là Dow 30. Tên đầy đủ của nó là Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones – The Dow Jones Industrial Average (DJIA).Đây là chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ, trong đó bao gồm cổ phiếu của 30 công ty Blue Chip lớn nhất Hoa Kỳ được niêm yết trên 2 sàn chứng khoán New York (NYSE) và Nasdaq.
Đây là mã chỉ số lớn thứ 2 của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Ban đầu, mã chỉ số chỉ có 12 công ty và dần phát triển thành con số 30 như hiện tại. 30 công ty này sẽ được xếp hạng và lựa chọn thường xuyên mỗi năm từ Ban biên tập của tờ báo The Wall Street Journal.
Có nghĩa là nếu có công ty nào không đủ điều kiện sẽ bị loại và được thay thế bởi một công ty khác.
Các công ty trong mã này hoạt động đa dạng mọi ngành nghề: Bán lẻ, công nghệ, tài chính, vận tải, giải trí, tiêu dùng, dầu mỏ…
Hầu hết các tên tuổi đều là thương hiệu lớn, có lịch sử lâu đời. Do vị thế của 30 công ty này, đây được xem như một bảng tổng kết vắn tắt về thị trường chứng khoán Mỹ, nói đúng hơn là sức khỏe của cả nền kinh tế Hoa Kỳ.
Lịch sử chỉ số Dow 30
Chỉ số này được thành lập từ ngày 26/5/1896 bởi Charles Dow và Edward Jones. Tên gọi này cũng chính là ghép từ tên 2 ông mà ra.
Ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu thị trường, Charles Dow phát hiện rằng đa số các cổ phiếu đều tăng trưởng hay giảm sút phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế chung.
Vì vậy ông đã nỗ lực tìm kiếm một đại lượng có thể phản ánh được toàn bộ bức tranh về thị trường chứng khoán. Và đó chính là nguyên nhân khiến chỉ số này ra đời.
Khi mới thành lập, chỉ số này chỉ đơn thuần phản ánh kết quả trung bình của 12 công ty vận tải. Sau đó lên 12 công ty và cho đến nay đã là 30 công ty. Danh sách các công ty thay đổi theo thời gian và hiện nay đã bao gồm các công ty thuộc rất nhiều ngành nghề.
Kể từ khi thành lập đến giai đoạn hiện tại, chỉ số này cũng đã có nhiều thăng trầm. Có lúc suy thoái mạnh, có lúc tăng trưởng lớn. Chỉ số phản ánh trung thực tình trạng biến động của thị trường chứng khoán cũng như kinh tế Hoa Kỳ:
Giai đoạn suy thoái: 1929, 2008. Đây đều là những giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Giai đoạn tăng trưởng: Những năm 1950, năm 1972, năm 1999, năm 2020.
Chỉ số Dow 30 gồm những nhóm nào?
Chỉ số này là một bộ chỉ số lớn và nó được phân loại thành 4 nhóm nhỏ hơn:
Dow Jones Industrial Average – Chỉ số bình quân công nghiệp
Chỉ số là thước đo giá chứng khoán của ngành công nghiệp. Nó là chỉ số phổ biến nhất của Dow Jones và được nhà đầu tư quan tâm nhất. Mã này dựa trên tính toán mức trung bình cộng của 30 công ty đứng đầu nền công nghiệp Hoa Kỳ. Có thể nói, đây là 30 công ty “xương sống” quyết định đến toàn bộ ngành công nghiệp đế quốc này.
Dow Jones Transportation Average – Chỉ số vận tải
Mã chỉ số này ra đời đầu tiên trong bộ Dow 30. Ban đầu nó gồm 11 công ty và hiện nay đã được nâng lên thành 20 công ty trong ngành giao thông vận tải:
Giao thông vận tải đường sắt
Giao thông vận tải đường thủy
Giao thông vận tải đường hàng không
Hiện nay, chỉ số này thường không tách rời mà được nhập vào mã chỉ số hỗn hợp. Mặc dù vậy, phần lớn các công ty đường sắt ở Mỹ đều chọn chỉ số này để đánh giá tình hình hoạt động của ngành.
Dow Jones Utility Average – Chỉ số dịch vụ công cộng
Đây là mã chỉ số bao gồm cổ phiếu của 15 công ty lớn nhất trong ngành dịch vụ công cộng Hoa Kỳ. Cụ thể là 15 công ty thuộc về khí đốt và điện. Mã chỉ số này được công bố lần đầu năm 1929 và cho đến nay đã trở thành một trong những mã chỉ số lâu đời nhất, được ưa chuộng giao dịch nhất.
Chỉ số hỗn hợp bình quân
Mã chỉ số này gồm tất cả các cổ phiếu của các công ty trong 3 chỉ số trên gộp lại. Tức là nó gồm 65 công ty thuộc nhiều lĩnh vực. Do đó, nó chính là đại diện cụ thể nhất cho toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường chứng khoán thì chỉ số công nghiệp là được ưa chuộng nhất. Nó có tính phổ biến và được xem là thước đo chính cho thị trường. Do đó, khi nói đến chỉ số này, phần lớn các nhà đầu tư đều sẽ nghĩ đến mã chỉ số thứ nhất.
Đặc điểm và ý nghĩa
Để đầu tư chỉ số này hiệu quả, bạn cũng cần nắm rõ được đặc điểm và các ý nghĩa cơ bản của nó.
Đặc điểm
Quy mô: Gồm 30 công ty lớn nhất Hoa Kỳ thuộc nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.
Trọng số: Mỗi công ty sẽ đóng góp trọng số khác nhau cho chỉ số. Trọng số được quyết định bởi tổng vốn hóa thị trường và giá cổ phiếu được niêm yết. Thông thường, các công ty có giá cổ phiếu cao sẽ có tầm ảnh hưởng lớn đến hiệu suất chỉ số hơn là các công ty có giá cổ phiếu thấp hơn.
Điều chỉnh: Danh sách 30 công ty sẽ được điều chỉnh qua từng năm.
Ý nghĩa
Từ đầu thế kỷ 20, các chuyên gia kinh tế đã nhận ra mối quan hệ mật thiết giữa các công ty công nghiệp với nền kinh tế.
Hiệu suất của Dow 30 vì vậy sẽ là thước đo cho thấy hiện trạng của toàn bộ nền kinh tế. Cho đến hiện tại, khi chỉ số này hoạt động tốt thì có nghĩa là Mỹ đang duy trì một nền kinh tế mạnh và ngược lại, nếu chỉ số này yếu đi thì nền kinh tế cũng đang thoái trào.
Nhờ được đánh giá thường xuyên mà chỉ số càng thắt chặt quan hệ hơn với nền kinh tế. Khi một công ty yếu đi, sẽ được loại trừ và thay thế bởi một công ty tốt hơn. Trong chỉ số này, các cổ phiếu có giá cao sẽ có trọng số lớn.
Mã chỉ số này rất nhất quán, không bị biến động nhiều nếu có một vài công ty làm ăn kém hiệu quả vì nó phụ thuộc vào các công ty đóng góp trọng số lớn.
Do đó, nếu muốn giao dịch chỉ số này, nhà đầu tư cũng không cần tìm hiểu toàn bộ 30 cổ phiếu thành viên mà chỉ cần xem xét khoảng 10 “ông lớn” có giá cổ phiếu cao nhất.
Vai trò và tầm quan trọng
Đây là chỉ số được sử dụng như thước đo chuẩn cho nền kinh tế Mỹ. Với bất cứ biến động kinh tế hay chính trị nào, mã chỉ số này cũng phản ứng vô cùng mạnh mẽ.
Điều này có nghĩa là tình trạng kinh tế Hoa Kỳ sẽ trực tiếp tác động đến chỉ số. Ở chiều ngược lại, chỉ số này cũng là nhân tố phản ánh sức khỏe của nền kinh tế Mỹ.
Mà đây lại là nền kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Do đó, Dow 30 cũng phần nào cho chúng ta thấy được sức khỏe nền kinh tế toàn cầu đang như thế nào.
Và điều này sẽ tác động không nhỏ đến thị trường chứng khoán. Vì khi chỉ số này thay đổi, tâm lý của các nhà đầu tư cũng sẽ thay đổi theo.
Tùy vào mã chỉ số tăng trưởng hay suy yếu, hành động chung của các nhà đầu tư cũng là đổ tiền vào cổ phiếu hay chọn kênh khác an toàn hơn.
Do đó, là một nhà giao dịch cổ phiếu, bạn buộc phải hiểu được ý nghĩa của nó. Có như vậy thì mới có thể thuận tiện trong quan sát thị trường, xem xét tiềm năng chứng khoán và đưa ra lựa chọn phù hợp.
Ưu nhược điểm
Ưu điểm:
Mã chỉ số đã tồn tại hơn 130 năm. Nó là một trong những mã chỉ số lâu đời nhất thế giới. Nhờ bối cảnh lịch sử tin cậy nên các nhà đầu tư có thể an tâm áp dụng để giao dịch cổ phiếu, đặc biệt là các chiến lược dài hạn.
Là công cụ hữu hiệu để đo lường hiệu suất chứng khoán Hoa Kỳ. Không khó để trader có thể tìm hiểu thị trường và cân nhắc giao dịch.
Nhược điểm:
Hoa Kỳ là một nền kinh tế lớn nên nhiều nhà đầu tư cho rằng chỉ gói gọn trong danh sách 30 công ty là chưa đủ. Với nhiều chuyên gia, chỉ số S&p 500 được đánh giá cao hơn về tính khả thi.
Đây là chỉ số phản ánh hiệu suất trên giá cổ phiếu nên sẽ có hạn chế. Ví dụ một công ty có giá cổ phiếu cao và vốn hóa thị trường nhỏ, tức là quy mô nhỏ, vẫn có thể được đánh giá cao hơn so với một công ty có giá cổ phiếu thấp nhưng vốn hóa cao. Vì vậy, giá cổ phiếu chưa phải là nhân tố phản ánh chính xác quy mô của công ty.
Lưu ý
Với vài hạn chế trên, khi đầu tư vào chỉ số này trader cũng cần lưu ý:
Xem xét giá cổ phiếu của 30 thành viên
Quan sát những thông tin mới nhất từ chính sách tiền tệ của FED. Kịch bản chung là khi lãi suất tăng thì chỉ số này sẽ giảm và ngược lại.
Báo cáo tình hình hoạt động của các công ty thành phần cũng là nhân tố cần quan tâm. Các thông tin này sẽ giúp nhà đầu tư nhận diện được tình hình phát triển hay suy thoái, từ đó cũng dễ dự đoán được tương lai của cổ phiếu.
Một số yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chỉ số này: Dịch bệnh, thiên tai, bất ổn chính trị, bầu cử…
Kết luận
Đây không phải là một chỉ số ổn định. Nó biến động mạnh theo nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, cùng với việc đầu tư mã chỉ số này, bạn cũng có thể chọn mua cổ phiếu của các công ty thành viên trong chỉ số.
Đây là một cách đa dạng danh mục giảm thiểu rủi ro tốt nhất. Mở tài khoản Giao dịch Cổ phiếu ngay tại đây để mua cổ phiếu và chỉ số Dow Jones không phí hoa hồng!