Việc tính toán chỉ số P/E là điều hết sức cần thiết để các nhà đầu tư có thể đưa ra lựa chọn một loại cổ phiếu. Trên thực tế, đây là một chỉ số quan trọng có thể giúp những người đầu tư hiểu được giá trị nội tại của cổ phiếu.
Trong bài viết dưới đây, giao dịch cổ phiếu sẽ đề cập những thông tin liên quan đến chỉ số P/E cũng như cách đánh giá chỉ số P/E tốt.
Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E là từ viết tắt của cụm Price to Earning Ratio – một thuật ngữ được dùng để miêu tả mối quan hệ giữa giá cổ phiếu thị trường (Price) so với số lãi thu được trên một cổ phiếu (EPS).
Như chúng tôi đã đề cập, chỉ số này là một tiêu chí tương đối quan trọng để định giá cổ phiếu và nhà đầu tư có thể nhìn vào con số này để quyết định. Chẳng hạn như nếu bạn thấy chỉ số này thấp thì là giá cổ phiếu đang rẻ và ngược lại.
Công thức tính chỉ số P/E
P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price) / thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
Trong đó: Chỉ số EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số cổ phiếu phổ thông đang được lưu hành.
Giá trị cổ phiếu hiện tại sẽ được cập nhật liên tục mỗi ngày trên các trang web tài chính, tuy nhiên EPS thì xác định khó xác định hơn. Mỗi giá trị EPS khác nhau sẽ là cơ hình thành nên hai loại giá trị P/E đó là Trailing P/E và Forward P/E nên đơn vị đầu tư cần cân nhắc để tính toán kỹ mục này. Trong thời điểm hiện tại, các sàn giao dịch chứng khoán đều tính sẵn chỉ số P/E và thông tin thường xuất hiện trên bảng kỹ thuật số tại sàn.
Ý nghĩa của chỉ số P/E
Nhìn chung, chỉ số P/E được các nhà đầu tư và nhà phân tích dùng để xác định giá trị tương đối của cổ phiếu thuộc doanh nghiệp so với cácdoanh khác trong cùng một lĩnh vực.
Từ đây họ có thể nhận định được giá trị cổ phiếu đang cao hay thấp. Đồng thời, chỉ số này cũng được sử dụng để so sánh các hoạt động công ty theo các mốc thời gian để cân nhắc đầu tư cho hợp lý.
Nói một cách chuyên môn hơn, chỉ số P/E là điểm hòa vốn ước tính giúp nhà đầu tư tính toán và biết được trong thời gian bao lâu có thể lấy lại vốn.
Đây là lý do tại sao đôi khi tìm hiểu chỉ số P/E nó lại cho ra kết quả là “bội số giá”. Bởi nó cho biết số tiền sẵn sàng phải trả cho mỗi đồng thu nhập là bao nhiêu.
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số P/E là gì?
Ưu điểm
- Đơn giản và dễ tính toán: Chỉ số P/E là một chỉ số đơn giản, công thức tính dễ thực hiện;
- Có khả năng so sánh giữa các công ty: Chỉ số P/E cho phép so sánh giá trị của các công ty trong cùng ngành sản hoặc ngành khác nhau. Những công ty có chỉ số P/E thấp hơn có thể được xem là có giá trị nội tại cao hơn.
- Hỗ trợ định giá cổ phiếu: chỉ số này có thể được sử dụng để định giá cổ phiếu. Chẳng hạn như một công ty có P/E thấp hơn so với ngành hoặc so với lịch sử của chính công ty đó thì có nghĩa là cổ phiếu đang được định giá thấp hơn và có tiềm năng phát triển tốt.
Nhược điểm
- Không có tính toàn diện: Chỉ số P/E thông thường chỉ tập trung vào lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) và không thể đưa ra đánh giá về tình hình tài chính hoặc cơ hội phát của công ty một cách toàn diện.
- Chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố phi tài chính: Chỉ số P/E có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác biến động thị trường, tin tức, lạm phát,… Tức là trong một số trường hợp liên quan đến các vấn đề khách quan, chỉ số này sẽ trở thành biến số không đáng tin cậy để nhà đầu tư dựa vào và đưa ra quyết định.
- Không phù hợp cho các lĩnh vực có mô hình kinh doanh khác biệt: ngành kinh doanh có mô hình hoạt động không liên quan đến nhau được cho rằng không nên dùng chỉ số P/E để đo lường bởi sự khác biệt trong việc tính toán lợi nhuận dễ gây ra nhầm lẫn cho các đơn vị đầu tư.
Chỉ số P/E như thế nào là tốt?
Chỉ số này có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố tài chính và phi tài chính khác nhau. Do vậy, việc đánh giá chỉ số P/E trong chứng khoán đôi lúc không chính xác hoàn toàn, có thể sẽ gây ra thiệt hại cho nhà đầu tư.
Trên thực tế, bên cạnh tác động của thị trường thì nhà đầu tư cũng cần áp dụng kinh nghiệm cá nhân trong quá trình đầu tư để đánh giá chỉ số P/E tốt.
Theo như các nhà phân tích cũng như những người đầu tư dày dặn kinh nghiệm, chỉ số P/E thông thường dao động từ 5 đến 12. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nhận thức được rằng chỉ số P/E nếu cao kịch trần không hẳn là tốt. Một chỉ số P/E quá cao cũng có nguy cơ mang đến nhiều rủi ro khi đầu tư hơn so với các cổ phiếu có P/E thấp.
Theo như những thông tin chúng tôi đã cung cấp trong bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu được chỉ số P/E là gì. Từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư thông minh và mang về lợi nhuận cao, ổn định trên thị trường tài chính.