Chỉ số VIX đo lường biến động chung và dự đoán thị trường chứng khoán trong 30 ngày tới. Chỉ số được tính toán từ dữ liệu tuyển chọn của 500 cổ phiếu giúp nhà đầu tư xác định xu hướng, đưa ra quyết định đúng đắn. Cùng giao dịch cổ phiếu Tìm hiểu cách tính, sử dụng, cách theo dõi chỉ số thị trường VIX.
Chỉ số VIX là gì?
VIX hay CBOE viết tắt của Cboe Volatility Index, dùng để đo lường biến động chung của thị trường, mức độ biến động dự kiến trong 30 ngày tới. Dữ liệu được tổng hợp từ 500 công ty tuyển chọn nên VIX còn được biết đến như công cụ để đo lường biến động của S&P500. Không chỉ là chỉ số đo lường mà VIX còn là chỉ số giao dịch, giúp trader kiếm lời.
VIX được tạo ra bởi sàn giao dịch Quyền chọn Chicago và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Chỉ số sợ hãi phản ánh được tâm lý của nhà đầu tư trước biến động của giá, sự kỳ vọng. Dì được tính toán dựa trên chỉ số S&P500 nhưng VIX được đánh giá có thể đại diện cho toàn bộ thị trường chứng khoán.
VIX ở mức độ thấp cho biết mức độ rủi ro nhỏ, ngược lại nếu chỉ báo ở mức độ cao có nghĩa rủi ro đầu tư sẽ càng lớn. VIX cũng phản ánh sự sợ hãi vì khi nhà đầu tư giao dịch tại cửa Short với sản phẩm phái sinh, chỉ số sẽ tăng mạnh.
Nếu chỉ số tăng mạnh cho thấy nhà đầu tư đang rơi vào trạng thái bi quan và đây là tín hiệu tiềm năng để thực hiện giao dịch mua.
Mối quan hệ giữa chỉ số VIX và S&P 500
Mối quan hệ giữa chỉ số VIX và S&P 500 thường mang tính nghịch đảo. Khi thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh, đặc biệt là khi S&P 500 lao dốc, VIX thường tăng lên.
Nguyên nhân là do khi thị trường biến động mạnh và xu hướng giảm chiếm ưu thế, tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan, nỗi sợ hãi gia tăng. Ngược lại, khi thị trường chứng khoán tăng điểm ổn định, chỉ số S&P 500 tăng lên, lúc này VIX có xu hướng giảm xuống do nhà đầu tư lạc quan hơn và ít lo lắng về rủi ro.
Mức điểm của VIX cũng phản ánh mức độ biến động và rủi ro trên thị trường. Khi VIX vượt trên ngưỡng 30 điểm, cho thấy thị trường đang trải qua giai đoạn biến động mạnh, rủi ro cao và tâm lý nhà đầu tư tiêu cực. Ngược lại, khi VIX dao động dưới mức 20 điểm, thị trường thường ổn định hơn và nhà đầu tư bớt căng thẳng, lo lắng.
Cách tính toán chỉ số sợ hãi VIX
Để tính giá trị của nó, người ta sử dụng giá của các hợp đồng quyền chọn trên chỉ số S&P 500 (SPX) được giao dịch tại sàn CBOE. Có hai loại quyền chọn SPX được dùng:
- Quyền chọn SPX tiêu chuẩn: Đáo hạn vào thứ Sáu tuần thứ ba mỗi tháng.
- Quyền chọn SPX hàng tuần: Đáo hạn vào các ngày thứ Sáu còn lại.
Tuy nhiên, chỉ những hợp đồng quyền chọn có thời gian đáo hạn từ 23 đến 37 ngày mới được tính vào VIX.
Công thức tính chỉ số sợ hãi hơi phức tạp, nhưng ý tưởng chính như sau:
- VIX đoán mức độ biến động mà thị trường nghĩ sẽ xảy ra với chỉ số S&P 500. Để làm điều này, nó cộng giá của nhiều hợp đồng quyền chọn mua và bán SPX ở các mức giá khác nhau.
- Mỗi giá quyền chọn được tính với một trọng số riêng.
Quan trọng là tất cả các hợp đồng quyền chọn dùng để tính chỉ số này đều phải có giá chào mua và giá chào bán khác 0. Đảm bảo giá của chúng phản ánh đúng suy nghĩ của thị trường về khả năng chỉ số S&P 500 sẽ biến động ra sao cho đến khi hợp đồng hết hạn.
Nói cách khác, giá của các hợp đồng quyền chọn SPX cho thấy thị trường kỳ vọng chỉ số S&P 500 sẽ dao động trong phạm vi nào. VIX tổng hợp thông tin từ nhiều hợp đồng quyền chọn ở các mức giá khác nhau để đưa ra một con số phản ánh mức độ biến động dự kiến chung của thị trường.
Mở rộng sự biến động đến cấp độ thị trường
VIX – công cụ để đo lường mức độ biến động mà thị trường chứng khoán dự đoán sẽ xảy ra trong tương lai gần. Vì tính toán dựa trên giá của các quyền chọn trên chỉ số S&P 500 nên nó đại diện cho thị trường chứng khoán Mỹ.
Nó cho biết thị trường kỳ vọng sẽ biến động như thế nào trong 30 ngày tới. Nếu cao, nghĩa là thị trường dự đoán sẽ có nhiều biến động. Ngược lại, thấp cho thấy thị trường kỳ vọng sẽ ổn định hơn.
Đặc biệt, VIX hướng về tương lai, dự đoán biến động sắp tới chứ không phải biến động đã qua. Điều này giúp nhà đầu tư hiểu được tâm lý và cảm xúc của thị trường.
Chỉ số sợ hãi được tính toán liên tục trong suốt phiên giao dịch, từ 9:30 sáng đến 4:15 chiều giờ miền Đông của Mỹ. Đáng chú ý, từ năm 2016, VIX còn được tính toán cả ngoài giờ giao dịch chính thức.
Trên toàn cầu, VIX được coi là thước đo biến động chính cho thị trường chứng khoán Mỹ. Nhiều nhà đầu tư và quỹ đầu tư sử dụng để theo dõi rủi ro, điều chỉnh danh mục và phòng ngừa rủi ro.
Các cách đầu tư với chỉ số sợ hãi VIX
Mặc dù không thể mua bán trực tiếp chỉ số sợ hãi như một tài sản, các nhà đầu tư vẫn có nhiều cách để giao dịch dựa trên biến động của VIX thông qua các công cụ phái sinh khác nhau.
Hợp đồng tương lai
Đây là công cụ phổ biến nhất để giao dịch VIX. Các hợp đồng tương lai cho phép nhà đầu tư mua hoặc bán chỉ số ở một mức giá xác định tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Nhà đầu tư có thể kiếm lời nếu dự đoán đúng hướng biến động của VIX.
Quyền chọn
Tương tự như hợp đồng tương lai, quyền chọn VIX cho phép nhà đầu tư đặt cược vào sự biến động tăng hoặc giảm của chỉ số. Tuy nhiên, quyền chọn mang lại sự linh hoạt hơn vì nhà đầu tư có quyền lựa chọn thực hiện hợp đồng hay không.
Quỹ ETF và ETN
Một số quỹ ETF và ETN (trái phiếu giao dịch trao đổi) cho phép nhà đầu tư giao dịch dựa trên biến động của VIX một cách gián tiếp. Các quỹ này nắm giữ hợp đồng tương lai chỉ số hoặc kết hợp nhiều hợp đồng với thời gian đáo hạn khác nhau để theo dõi nó. Nhà đầu tư có thể mua hoặc bán các quỹ này tương tự như giao dịch cổ phiếu.
Bí quyết phòng rủi ro dựa vào chỉ số sợ hãi
Để phòng ngừa rủi ro khi thị trường giảm, bạn có thể mua quyền chọn bán (put options). Khi mua quyền chọn bán, bạn có quyền bán một tài sản (như cổ phiếu) với giá đã định trước. Nếu giá cổ phiếu giảm mạnh, quyền chọn bán sẽ tăng giá và bù lại các khoản lỗ trong danh mục của bạn.
Tuy nhiên, giá của quyền chọn bán phụ thuộc vào mức độ biến động của thị trường và đây là lúc chỉ số này trở nên hữu ích. Khi VIX thấp, nghĩa là thị trường ít biến động và giá quyền chọn bán rẻ hơn. Đây là thời điểm tốt để mua quyền chọn bán để bảo vệ danh mục.
Ngược lại, khi thị trường biến động mạnh và VIX cao, giá quyền chọn bán sẽ đắt hơn vì nhiều người muốn bảo vệ tài sản. Lúc này, mua quyền chọn bán sẽ tốn kém hơn.
Vì vậy, để sử dụng VIX trong việc phòng ngừa rủi ro hiệu quả, bạn nên:
- Theo dõi chỉ số sợ hãi để nắm bắt diễn biến thị trường.
- Mua quyền chọn bán khi VIX thấp, ổn định, lúc thị trường ít rủi ro và giá quyền chọn rẻ.
- Chọn thời gian đáo hạn và mức giá phù hợp với mục tiêu đầu tư của bạn.
- Điều chỉnh số lượng, loại quyền chọn bán khi chỉ số và thị trường thay đổi.
- Không chỉ dựa vào quyền chọn bán, đặc biệt khi VIX quá cao. Hãy kết hợp với các biện pháp khác như đa dạng hóa danh mục và điều chỉnh tài sản hợp lý.
Cách hoạt động của chỉ số sợ hãi VIX
VIX và lợi nhuận thị trường chứng khoán có mối tương quan tiêu cực rõ ràng. Cụ thể khi VIX tăng, có thể chỉ số S&P500 đang giảm, sự lo ngại của trader tăng lên và hoạt động đầu tư sẽ đối mặt với khó khăn tạm thời. Lợi nhuận có thể giảm xuống vì các dòng tiền vốn sẽ ra khỏi các tài sản có tính rủi ro lớn.
Ngược lại khi chỉ số sợ hãi VIX giảm, có thể chỉ số S&P500 tăng lên, nhà đầu tư có phần ít căng thẳng, lạc quan hơn.
Thị trường chứng khoán mang đến lợi nhuận tốt hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào sự biến động giao dịch cũng có nghĩa thị trường suy giảm. Sự suy giảm có thể xảy ra nhưng với biên động thấp chỉ những sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng mới tạo ra biến động mạnh.
VIX thể hiện và dùng đo lường chuyển động của giá tài sản nhưng không phải thước đo của bản thân giá tài sản. Do đó nếu trader quyết định giao dịch dựa trên VIX cần theo dõi thêm thị trường đã thay đổi bao nhiêu, đánh giá các chuyển động lớn hơn có thể xảy ra. Đây cũng là nguyên nhân VIX được tính toán theo đơn vị phần trăm.
Kịch bản xảy ra với chỉ báo VIX
- Chỉ báo S&P500 tăng, VIX giảm: Tín hiệu tốt thể hiện nhà đầu tư có tâm lý lạc quan dần, nhiều nhà đầu đưa ra dự báo tích cực và đặt Call option. Xu hướng tăng giá được hỗ trợ thêm bởi tâm lý lạc quan này.
- Chỉ báo S&P500 và VIX tăng: Tâm lý nhà đầu tư không thực sự lạc quan, nhiều nhà đầu tư có tâm lý bi quan về triển vọng tăng giá của thị trường.
- Chỉ số S&P500 và VIX giảm: Đây là tín hiệu tốt, nhà đầu tư có sự lạc quan hơn vào xu hướng thị trường dù đang trong xu hướng giảm. Sắp tới thị trường có thể đảo chiều từ giảm sang tăng.
- Chỉ số S&P500 giảm, VIX tăng: Tín hiệu xấu khi nhà đầu tư dự báo thị trường sắp đảo chiều từ tăng sang giảm, nhiều trader lựa chọn bán và dẫn đến VIX tăng mạnh.
Các vị thế giao dịch với chỉ số VIX
Trader có thể thực hiện 1 trong 2 vị thế với chỉ số tâm lý VIX là bán (Short, Sell) hoặc mua (Long, Buy) để kiếm lời. Vị thế thực hiện phụ thuộc vào kỳ vọng của trader về mức độ biến động chứ không phải lên xuống của giá hay biến động thị trường chứng khoán.
Vị thế mua
Trader dự đoán rằng tâm lý tiêu cực đối với tài sản xảy ra do sự bất ổn của thị trường hay các tác động bên ngoài, vị thế mua được thực hiện. Trong trường hợp này, giả định rằng giá S&P sẽ giảm giá mạnh trong một thời gian ngắn, bạn thực hiện mua vào.
Nếu xuất hiện sự biến động lớn, dự báo của bạn chính xác, bạn có thể thu về lợi nhuận tốt khi giá tăng trở lại. Ngược lại nếu bạn thực hiện mua vào mà không có biến động, thì sẽ xảy ra thua lỗ.
Vị thế bán
Nếu bạn dự đoán rằng chỉ số S&P500 tăng, lúc này VIX có thể giảm. Vị thế bán được trader thực hiện nhiều hơn, thường xảy ra khi nền kinh tế có tốc độ vừa phải, dự đoán trước, lãi suất duy trì ở mức tương đối thấp và hạn chế sự biến động trên thị trường tài chính.
VIX không chỉ là chỉ số sợ hãi, phản ánh tâm lý của nhà đầu trên thị trường chứng khoán mà còn là kênh đầu tư tiềm năng. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể kiếm lời từ việc thực hiện vị thế mua/ bán VIX một cách thông minh.