Hàng năm trên toàn thế giới, số lượng hàng hóa phái sinh được giao dịch phải tính đến con số hàng nghìn tỷ. Cách đây không lâu Việt Nam đã gia nhập vào thị trường phái sinh, thời gian hoạt động chưa lâu nhưng đây là kênh đầu tư lý tưởng và rất thu hút Trader.
Vậy đối với thị trường phái sinh quốc tế thì sao, đặc điểm của thị trường này như thế nào? Bài viết sau Giaodichcophieu sẽ phân tích chi tiết về thị trường phái sinh quốc tế, Trader cùng theo dõi nhé!
Khái niệm thị trường phái sinh quốc tế
Thị trường phái sinh quốc tế hay còn gọi là thị trường CFD hàng hóa, thuật ngữ này được hiểu là các sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm phái sinh được giao dịch tại các sàn quốc tế. Được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 17, bắt nguồn từ quốc gia Nhật Bản và Hà Lan. Đến nay thị trường phái sinh đã phát triển rộng khắp và mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Tại thị trường này, Trader có thể lựa chọn đầu tư đa dạng các loại hàng hóa nhóm phái sinh của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nói một cách khác, thị trường này là một công cụ giao dịch tài chính dưới dạng các loại hợp đồng. Trong đó, các bên giao dịch có quyền và nghĩa vụ thanh toán, chuyển giao tài sản với giá trị thỏa thuận đã được xác định trong hợp đồng.
Các loại hàng hóa trên thị trường phái sinh quốc tế đa dạng hàng nghìn mã sản phẩm, nhưng chung quy sẽ bao gồm 4 nhóm chính, đó là:
- Nông sản: Đậu tương, lúa mì, ngô…
- Nguyên liệu công nghiệp: Bông, cacao, cao su, mía đường, cà phê…
- Kim loại: Vàng, bạc, bạch kim, đồng, mỏ quặng…
- Năng lượng: Dầu thô, khí đốt, xăng, v.v.
Điểm mạnh và hạn chế của thị trường phái sinh quốc tế là gì?
Điểm mạnh của thị trường phái sinh quốc tế
Cùng điểm qua một vài điểm mạnh của thị trường phái sinh, để hiểu thêm vì sao nó lại phát triển mạnh mẽ và bền bỉ suốt nhiều thế kỷ qua đến vậy:
- Nhóm hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao
- Trader có thể giao T+0, tức là giao dịch trong ngày
- Trader có thể thu về lợi nhuận kép, kể cả khi thị trường có xu hướng giảm hay tăng
- Nguồn vốn linh hoạt, rất thích hợp cho các Trader với số vốn tự có hạn chế tham gia
- Các sản phẩm, hợp đồng giao dịch công khai và minh bạch
- Đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư với hơn hàng nghìn mã giao dịch được cập nhật liên tục theo xu thế chung
- Hạn chế rủi ro và khắc phục các nhược điểm của giao dịch hàng hóa truyền thống (tích trữ vật lý)…
Hạn chế của thị trường phái sinh quốc tế
Hạn chế lớn nhất và duy nhất đến thời điểm hiện tại của thị trường hàng hóa phái sinh quốc tế đó chưa quản lý và khống chế được sự phát triển của các sàn không uy tín. Do đó, một vài bộ phận Trader mới, chưa có nhiều kinh nghiệm đã bị lừa. Dẫn đến một số điều tiếng không hay về thị trường.
Trên thực tế, rất khó để tìm được nhà giao dịch uy tín, bởi đông đảo các nhà mạo danh trà trộn, đánh cắp thông tin còn ẩn náu trên thị trường. Vì vậy, một lời khuyên cho Trader trước khi tham gia thị trường phái sinh quốc tế là hãy tỉnh táo và sáng suốt trong việc lựa chọn sàn uy tín để trade.
Các loại hợp đồng trong thị trường phái sinh quốc tế
Hợp đồng quyền chọn
Quyền chọn là dạng hợp đồng phái sinh cung cấp quyền, không có khoản nghĩa vụ cho bên mua. Trader có thể tham gia giao dịch, mua – bán các hàng hóa phái sinh với một giá trị niêm yết cụ thể (giá thực hiện) trong hợp đồng. Hợp đồng quyền chọn của Hoa Kỳ là hợp đồng có thể thực hiện bất kỳ lúc nào trước khi thời hạn quyền chọn kết thúc. Hợp đồng quyền chọn của Châu Âu thì chỉ được thực hiện vào đúng ngày hết hạn hợp đồng.
Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai CFD là hợp đồng cho phép các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ thực hiện theo thỏa thuận của hợp đồng trong thời gian được ấn định ở tương lai. Đây là hợp đồng tiêu chuẩn trong số các loại hợp đồng khác của thị trường phái sinh quốc tế.
Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn cho phép các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận, các sản phẩm trong hợp đồng không thể điều chỉnh và không bị ràng buộc bởi những quy định giao dịch.
Do đó, hợp đồng kỳ hạn không phải là hợp đồng chuẩn hoá và thường được giao dịch trên quầy chứ không thông qua thị trường hối đoái.
Hợp đồng hoán đổi
Đây là dạng hợp đồng có sự tham gia của các chủ sở hữu trong hợp đồng, các bên có thể trao đổi các nghĩa vụ tài chính với nhau. Loại hợp đồng này có lãi suất, tương tự như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi không được chuẩn hóa và chỉ có thể giao dịch tại quầy.
Các thành phần tham gia thị trường phái sinh quốc tế
Thành phần bảo hiểm rủi ro
Hedging hay còn gọi là nhà bảo hiểm rủi ro, đây là thành phần có ý nghĩa làm giảm thiểu những tác động tăng – giảm giá, những biến động giá của thị trường… lên các hợp đồng phái sinh. Công cụ chính của nhà bảo hiểm rủi ro đó là những công cụ phái sinh, chúng có hiệu quả trong việc bù đắp những rủi ro bằng các loại tài sản cơ bản tương ứng.
Nhà đầu cơ
Nhà đầu cơ chính thành phần phổ biến nhất tham gia thị trường phái sinh. Đây là thành phần có liên quan đến việc thu mua các công cụ tài chính, tài sản… mà được suy đoán là sẽ có giá trị tăng vượt bậc ở tương lai, từ đó thu về khối lợi nhuận cực khủng.
Kinh doanh từ chênh lệch giá
Thành phần kinh doanh từ chênh lệch giá sẽ biết tận dụng các cơ hội để kiếm lợi nhuận từ sự biến động giá của thị trường phái sinh. Những nhà kinh doanh chênh lệch giá này sẽ đầu tư vào các nguồn khác nhau như: Trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa phái sinh… để chờ đợi cơ hội bán buôn chênh lệch và thu về lợi nhuận.
Nhà giao dịch ký quỹ
Ký quỹ trong giao dịch hàng hóa phái sinh chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các Trader một khi có rủi ro tài chính xảy đến. Trong các thành phần tham gia thị trường phái sinh quốc tế thì thành phần này chính là nhóm san sẽ những rủi ro tài chính cho khoản đầu tư.
Thị trường phái sinh quốc tế có những rủi ro nào
Thật không thể phủ nhận những lợi ích mà thị trường hàng hóa phái sinh mang đến cho Trader. Tuy nhiên, bất cứ hình thức đầu tư nào cũng đều tiềm ẩn những rủi ro dù ít hay nhiều. Sau đây là một số rủi ro tiêu biểu có thể xảy đến với Trader khi tham gia thị trường phái sinh quốc tế:
Kiến thức về thị trường phái sinh quốc tế
Như đã đề cập, thị trường phái sinh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc giao dịch của Trader có thể gặp phải rủi ro thua lỗ nếu chưa trang bị các kiến thức về thị trường này mà đã đầu tư thực tế. Đầu tư CFD đời hỏi Trader phải biết vận dụng và am hiểu các kiến thức về: Kinh tế vĩ mô, các tín hiệu – chỉ số trong đồ thị giá, những yếu tố tác động nào sẽ làm ảnh hưởng đến hàng hóa phái sinh ở những thời điểm khác nhau, kỹ thuật cắt lỗ an toàn…
Đầu tư không phải là vấn đề cảm hứng hay nghe theo mách bảo của một ai, đó cũng không phải là một ván bài may rủi tùy hứng. Do vậy, Trader phải thật sự sẵn sàng các kiến thức nền về CFD thì mới có thể bước vững và lâu dài trên con đường đầu tư này.
Biến động thị trường liên tục
Nhiều Trader thường chủ quan với những biến động của thị trường phái sinh quốc tế. Một khi đã giao dịch CFD, Trader cần sát sao với thị trường dù là những biến động nhỏ nhất, đừng chỉ mãi chú tâm đến những biến động lớn.
Hầu hết các sàn giao dịch CFD đều trang bị một số công cụ chỉ báo, giúp Trader nắm bắt các tín hiệu của xu hướng giá để kịp thời đưa ra các lệnh giao dịch đúng đắn. Vì thế, đừng nên bỏ lỡ bất kỳ biến động nào dù là nhỏ nhất vì có thể bó sẽ thay đổi cả cuộc đời của Trader đấy!
Sàn không uy tín
Lựa chọn sàn giao dịch phái sinh uy tín không phải là điều đơn giản, vì đến hiện tại có quá nhiều sàn giao dịch kém uy tín mộc lên.
Trước khi bỏ vốn đầu tư vào thị trường phái sinh quốc tế, Trader hãy kiểm tra các thông tin của sàn. Về mặt pháp lý, giấy phép hoạt động, đánh giá của Trader và chuyên gia về sàn… Xác minh kỹ lưỡng tính minh bạch của sàn và khẳng định sàn uy tín, Trader gần như đã thành công hơn 50% trong thương vụ đầu tư này rồi đấy!
Quy tắc giao dịch trên thị trường phái sinh quốc tế
Để tham gia thị trường phái sinh quốc tế thành công Trader không cần phải quá thông minh hay là một thiên tài. Chỉ cần có kiến thức đầu tư cơ bản, chiến lược đúng đắn, các kỹ năng phân tích và đánh giá… Hơn hết, Trader nên ghi nhớ những nguyên tắc sau để đầu tư vào thị trường phái sinh hiệu quả:
- Bảo toàn lãi: Một khi giao dịch bắt đầu có lãi, nhưng sắp đóng phiên ngày. Nên đặt lệnh chốt lời ngay, không nên nắm giữ qua đêm
- Chia nhỏ các lệnh lớn: Đây là phương pháp giúp giảm thiểu rủi ro tối đa. Có nghĩa là, Trader không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ mà nên chia nhỏ trứng ra nhiều giỏ nhỏ
- Làm chủ cảm xúc: Đây là yếu tố quyết định sự thành công của Trader. Khi thị trường tăng, đừng tự mãn, khi thị trường giảm hãy bình tĩnh. Kiên nhẫn, không nóng vội, kỷ luật… là những cảm xúc mà Trader cần học và rèn luyện mỗi ngày để quản lý tốt cảm xúc bản thân.
Kết luận
Bài viết trên là một số thông tin xoay quanh thị trường phái sinh quốc tế. Hy vọng bài viết hữu ích với các Trader. Hãy ghi nhớ những thông tin này vì khi trade, có lúc Trader sẽ cần dùng đến đấy. Chúc Trader thành công khi đầu tư phái sinh CFD!
>> Có thể bạn quan tâm: Review tiềm năng thị trường phái sinh ở Việt Nam