Cổ phiếu Blue chip là lựa chọn cho các nhà đầu tư quan tâm đến sự phát triển đường dài của một doanh nghiệp cũng như lợi nhuận bền vững. Đây cũng là một loại cổ phiếu an toàn và đang được ưa chuộng trên thị trường.
Trong bài viết dưới đây, Giao dịch cổ phiếu sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về loại cổ phiếu này cũng như cách đầu tư cổ phiếu Blue chip an toàn.
Khái niệm cổ phiếu Blue chip là gì?
Cụm từ Blue chip bắt nguồn từ những tấm thẻ dùng để đổi tiền màu xanh dương, có giá trị chuyển đổi cao nhất trong trò chơi Poker. Sau đó, từ này được giới chứng khoán sử dụng như một từ lóng để miêu tả những loại cổ phiếu có chất lượng trên thị trường.
Dần về sau, mọi người định nghĩa cho cổ phiếu Blue chip là những mã cổ phiếu của các công ty, tập đoàn lớn đầu ngành, có lịch sử hoạt động lâu đời và phát triển ổn định theo thời gian.
Những công ty này có uy tín cao, khả năng thanh khoản tốt và năng lực cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ trong ngành. Các công ty phát hành cổ phiếu dạng Blue chip thường thuộc khối ngành tài chính, bất động sản, dầu khí, công nghệ, hàng tiêu dùng,… Do khả năng tạo ra lợi nhuận ổn định và bền vững dài hạn cho các nhà đầu tư nên giá của Blue chip thường sẽ rất cao nên cần phải cân nhắc thật kỹ.
Làm thế nào để trở thành cổ phiếu Blue chip?
Các công ty vốn hóa lớn thuộc các top đầu ngành sẽ phát hành cổ phiếu và chúng cần phải thỏa mãn được những điều kiện sau đây mới có thể trở thành cổ phiếu Blue chip:
- Quy mô hoạt động rộng, ngành nghề kinh doanh ổn định và vốn hóa công ty lớn, ít nhất 10 tỷ USD trở lên
- Lịch sử tăng trưởng cổ phiếu bền vững tính từ giai đoạn bắt đầu phát triển cổ phiếu cho đến tiềm năng tăng trưởng trong tương lai
- Chỉ số đánh giá thị trường của nhóm Blue chip phải cho ra kết quả thuộc top 500 cổ phiếu của Dow Jones Industrial Average, Standard and Poor hoặc Nasdaq 100.
Có thể ví dụ như bạn thấy một công ty công nghệ có số vốn hóa rất lớn, liên tục được các nhà đầu tư góp vốn để bành trướng trên thị trường. Tuy vậy, ngành công nghệ hiện nay đang phát triển với tốc độ cao nên tính cạnh tranh cũng như biến động, thay đổi diễn ra liên tục. Do đó, cổ phiếu do tổ chức này phát hành chưa thể được xem là Blue chip.
Có nên đầu tư vào cổ phiếu Blue chip không?
Trên thực tế, cổ phiếu Blue chip có nền tảng tốt nên độ tin cậy và an toàn đều đã được xác nhận. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm khi xuống tiền vì nhà phát hành đều là những tập đoàn tiếng tăm, có tiềm lực tài chính vững mạnh và đã hoạt động trong thời gian dài.
Khả năng sinh lời của loại cổ phiếu này cũng được xem là ổn định và bền vững với nguồn vốn lớn, có khả năng mở rộng quy mô hoạt động. Từ đó, giá trị cổ phiếu tăng cao, giá trị đầu tư cũng tăng theo.
Tuy nhiên, nếu so với nhóm Mid-cap hoặc Small-cap thì tiềm năng sinh lời của Blue chip sẽ ở mức trung bình. Vì thế, những nhà đầu tư mong muốn nhận lãi lớn, nhanh chóng sẽ không phù hợp với Blue chip. Chưa kể đến giá mua vào của chúng lại khá cao nên ở bước đầu phải chi một khoản tiền khá lớn.
Bên cạnh đó, cổ phiếu Blue chip dù khá an toàn nhưng cũng không thể “miễn nhiễm” hoàn toàn với biến động thị trường. Giá cổ phiếu này vẫn có thể bị giảm nếu kinh tế suy thoái hoặc công ty gặp phải khó khăn.
Từ những yếu tố này, bạn có thể tự đánh giá và nhận xét về tình hình tài chính của bản thân, khả năng đầu tư, mức đầu tư,… để đưa ra quyết định có nên xuống tiền cho Blue chip hay không. Bởi vì thị trường cổ phiếu nói chung thực tế sẽ không hoàn toàn ổn định, nhất là khi tình hình kinh tế hay chính trị thế giới đang gặp một số vấn đề bất ổn.
Lưu ý khi đầu tư cổ phiếu Blue chip an toàn
Nếu thực sự muốn đầu tư vào cổ phiếu Blue chip, bạn nhất định phải nắm rõ những lưu ý dưới đây:
- Lựa chọn cổ phiếu Blue chip có độ tin cậy cao: thực tế điều này không quá khó bởi bạn có thể tìm được những loại Blue chip đang đứng top trên thị trường dựa vào danh sách các công ty lớn. Song, điều bạn cần lưu tâm ở đây chính là cần chọn loại cổ phiếu ít biến động về giá vì những doanh nghiệp lớn, hoạt động lâu đời mới có khả năng đảm bảo cổ phiếu của họ.
- Nhờ người có kinh nghiệm trong ngành giúp định giá: bên cạnh cách bạn tự so sánh giá của Blue chip qua số liệu trên báo cáo thống kê thì vẫn có thể nhờ bạn bè, người thân có kinh nghiệm giúp đỡ. Họ có thể định giá cổ phiếu và đưa ra lời khuyên thích hợp trong từng trường hợp.
- Chia nhỏ số tiền đầu tư thành nhiều khoản khác nhau: đúng như phương châm “không chia trứng vào cùng một giỏ”, bạn có thể đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu thường, Blue chip,… vì sẽ có nhiều nguồn thu nhập hơn và khả năng sinh lời cũng cao hơn.
- Đa dạng hóa các mục đầu tư với nhiều mã Blue chip: nó có thể giúp nâng cao hiệu quả đầu tư vì bạn có thể thay đổi mã cổ phiếu khi xuống tiền nếu cảm thấy mã A có nhiều tiềm năng; hoặc bán đi nếu đánh giá cho thấy mã B có khả năng giảm,…
Nhà đầu tư có thể cân nhắc nhiều nguồn thông tin để lựa chọn ra những mã cổ phiếu Blue chip yêu thích, có khả năng sinh lời cao để hưởng lợi lâu dài. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích cho bạn trong quá trình đầu tư.