JP Morgan Chase là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Mỹ, luôn đứng top các thương hiệu tài chính lớn trên toàn cầu. Cổ phiếu phát hành có mã JPM, niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE.
Tìm hiểu tình hình phát triển cổ phiếu những năm gần đây sẽ giúp trader đánh giá được tiềm năng sản phẩm, ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Cổ phiếu JP Morgan là gì?
JP Morgan là ngân hàng lớn nhất Mỹ tính về tài sản nắm giữ. Không chỉ là một cổ phiếu tài chính lớn được nhà đầu tư ưa chuộng, đây cũng là một cái tên quen thuộc trong danh sách cổ phiếu thuộc những chỉ số chứng khoán uy tín và quy mô hàng đầu nước Mỹ. Điển hình như S&P 500, Dow Jones.
Ngân hàng thành lập năm 1799 đặt trụ sở tại New York. Cổ phiếu JPM không chỉ được giao dịch tại Mỹ. Nó còn được niêm yết trên rất nhiều trung tâm giao dịch chứng khoán lớn tại Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản…
Dịch vụ của ngân hàng rất đa dạng: Retail banking (ngân hàng bán lẻ), ngân hàng đầu tư, dịch vụ quản lý tài sản. Trong đó, Retail banking chiếm 27% doanh thu, hoạt động thị trường và ngân hàng đầu tư chiếm 55% doanh thu.
Tính đến nay, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ này đã mở đến 230 chi nhánh trên toàn thế giới (Mục tiêu là 400 chi nhánh tính đến cuối 2024). Với sự phát triển mạnh mẽ này, cổ phiếu của ngân hàng luôn nằm trong danh mục top những cổ phiếu tiềm năng và hấp dẫn nhất hành tinh.
Một số thông tin tổng quan về cổ phiếu JP Morgan:
- Mã chứng khoán: JPM
- Ngành hàng: Tài chính ngân hàng
- Đơn vị phát hành: Ngân hàng JP Morgan
- Sàn niêm yết chính: NYSE (Hoa Kỳ)
- Giá cổ phiếu: 212,4 USD (Giá trung bình tháng 7/2024)
- Tổng vốn hóa thị trường: 331 tỷ USD (Tổng tài sản của ngân hàng là 2,4 nghìn tỷ USD)
- Cổ tức: 0,9 USD/CP
- Tỷ suất sinh lời hàng năm: Trên 40%
THAM GIA TRADE NGAY CÙNG XTB
Tình hình phát triển mã chứng khoán JP Morgan những năm gần đây
Trong quá trình đi đến ngôi vương của ngành tài chính ngân hàng trên toàn cầu, thương hiệu này đã gặp không ít trở ngại và khủng hoảng. Trong đó có thể kể đến 2 cuộc khủng hoảng tài chính lớn vào năm 2008 và khủng hoảng năm 2020 vì đại dịch Covid. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu JPM vẫn cho thấy sức hấp dẫn đặc biệt vì các chỉ số đều đang tăng trưởng ổn định so với giai đoạn Corona.
Giá cổ phiếu theo thời gian
Thống kê giá cổ phiếu của ngân hàng JP Morgan theo thời gian từ Wikipedia:
- Năm 2000, giá cổ phiếu JPM dao động mức 67 USD
- Năm 2002, giá đã sụt giảm đến mức thấp nhất là 15 USD. Sau đó mức giá này đã bị phân tác nhiều hơn 6 lần trong hơn 2 năm
- Giai đoạn 2003 – 2013, cổ phiếu này đã duy trì sự bấp bênh trong khoảng từ 15 USD – 54 USD.
- Năm 2013, JP Morgan bắt đầu xuất hiện một xu hướng tăng mạnh và đà tăng tiếp tục đến năm 2020
- Tháng 1/2020, giá cổ phiếu lên mức 141 USD
- Tháng 3/2020, đối mặt với đại dịch Covid 19, giá trị cổ phiếu đã sụt giảm còn 77 USD.
- Tháng 10/2021, giá JPM tăng trở lại và đạt mức 171 USD. Trong 18 tháng, giá cổ phiếu đã tăng đến 120%.
- Đường xu hướng tăng dài hạn của cổ phiếu được dự đoán sẽ tiếp diễn. Đến tháng 7/2024, giá cổ phiếu đang chạm ngưỡng 212,4 USD.
Tình hình chia cổ tức
Trong quá trình phát triển, quyết định về chia cổ tức của JP Morgan cũng có nhiều thay đổi. Ban đầu, cổ đông chỉ được chia cổ tức với tỷ lệ 0,56 USD/ cp. Tuy nhiên hiện tại, ngân hàng này đang áp dụng chính sách chia cổ tức đến 0,9 USD/cp. Như vậy, nhà đầu tư hiện sẽ có mức lãi suất cố định là 2,4%. So với nhiều công ty top đầu trong chỉ số S&P 500, đây là mức lợi tức cao đáng kể.
Tính trong 10 năm qua, mức chi trả cổ tức của cái tên này đã tăng theo định mức 16%/năm. Trong cuộc họp quý II/2024, ngân hàng đã thông báo về mức chi trả cổ tức mới lên đến 1 USD/ cp, tức là tương đương mức lãi suất 26%.
Công ty hoạt động ổn định và có đà phát triển mạnh mẽ, số lượng các chi nhánh và nhân sự không ngừng mở rộng. Do đó, tiềm lực để duy trì các khoản thanh toán cho cổ đông là hoàn toàn khả thi. Kể cả trong điều kiện mức lợi nhuận giảm thì cổ đông vẫn sẽ được đảm bảo chi trả cổ tức đúng thời điểm.
Tính thanh khoản
Thanh khoản của JPM được đánh giá ổn định và đây cũng là một trong những mã chứng khoán có tính thanh khoản tốt nhất trên sàn NYSE. Hiện tại, ngân hàng JP Morgan đang hoạt động mạnh mẽ ở hơn 50 quốc gia, nguồn nhân lực hơn 200,000 người. Đây đích thị là “ông vua của các ngân hàng”. Doanh thu ròng hàng năm đã cao hơn 4000 tỷ USD trong 3 năm trở lại đây và con số này được các chuyên gia dự báo sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Đánh giá tiềm năng đầu tư vào JP Morgan
Dự báo của các nhà phân tích về tiềm năng của cổ phiếu ngân hàng JPM là vô cùng lạc quan. Trên các diễn đàn tài chính, cứ 10 nhà phân tích chuyên nghiệp sẽ có 7 người khuyến nghị nên mua JPM, 2 người khuyến nghị nên nắm giữ dài hạn và chỉ có 1 ý kiến tiêu cực.
Cũng theo các phân tích từ những chuyên gia đầu tư cổ phiếu, mức tăng của JPM sẽ được kỳ vọng đạt trung bình 21%/ năm. Đây là một tỷ suất lợi nhuận vô cùng hấp dẫn, đủ sức khiến bất cứ nhà đầu tư nào đổ tiền vào.
MỞ TÀI KHOẢN XTB ĐỂ ĐẦU TƯ NGAY TẠI ĐÂY
Các thông tin sơ bộ về cổ phiếu JP Morgan giúp trader thêm an tâm khi quyết định xuống tiền với mã chứng khoán này. Tại XTB, nhà đầu tư đã có thể trực tiếp đặt lệnh mua và nắm giữ cổ phiếu.
Nếu tài chính eo hẹp, bạn cũng có thể chọn giao dịch JPM CFD. Bất cứ hình thức đầu tư nào cũng đều sẽ được thực hiện với quy cách giao dịch đơn giản, an toàn, uy tín tại nền tảng xStation của chúng tôi!