Giả mạo Website, giả mạo nhân viên sàn, làm giả biên nhận, hệ thống thanh toán tự động… là những hình thức sàn Binance lừa đảo thường gặp hiện nay.
Bên cạnh cách đầu tư truyền thống, Trader có thể giao dịch thông qua nền tảng môi giới tài chính Binance, đây là hình thức đầu tư được nhiều Trader lựa chọn hiện nay. Các Trader mới khi tham gia thị trường này cần phải cẩn trọng và sáng suốt. Bởi hiện nay có rất nhiều sàn Binance lừa đảo, mạo danh chiếm đoạt tài khoản, tiền trong tài khoản của Trader. Bài viết dưới đây, giaodichcophieu.com sẽ thông tin Trader các hình thức lừa đảo Binance phổ biến, hãy cùng theo dõi để phòng tránh nhé!
Các hình thức lừa đảo sàn Binance thường gặp
Giả mạo Website
Tạo ra các liên kết giả mạo Website chính thống của Binance là hình thức lừa đảo P2P phổ biến, khiến người dùng mới dễ bị nhầm lẫn nhất hiện nay. Đối tượng của hình thức này nhắm đến đó là các Trader mới chập chững vào nghề, còn non kém kinh nghiệm và chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng đánh giá uy tín sàn.
Các đối tượng lừa đảo Binance sẽ tạo ra các Website có tên miền tương tự, chỉ khác một vài ký tự nhỏ, nếu Trader không chú ý sẽ rơi ngay vào bẫy lừa đảo và vẫn nhầm tưởng rằng mình đang giao dịch với P2P chính thống.
Một khi Trader đăng ký tài khoản và nạp tiền vào sàn Binance mạo danh, trên thực tế tiền sẽ được nạp thẳng vào ví của các đối tượng lừa đảo.
Giả mạo nhân viên sàn Binance lừa đảo
Một hình thức lừa đảo Binance tinh vi hơn đó là giả mạo nhân viên sàn giao dịch P2P. Các đối tượng này thường dùng số điện thoại tư vấn và chăm sóc khách hàng có đầu số từ nước ngoài. Lúc này, các đối tượng sẽ gọi điện, nhắn tin, Email… với danh nghĩa hỗ trợ khách hàng kiểm tra tài khoản, thông báo tài khoản phát sinh lỗi cần mở khóa v.v. Sau đó, gửi yêu cầu kết bạn thông qua các trang mạng xã hội và thuyết phục người dùng cung cấp mã OTP, mã bảo mật tài khoản Binance để giúp nở khóa hoặc khắc phục lỗi…
Trader nên cẩn trọng với các thông tin liên lạc lạ, các yêu cầu cung cấp mã OTP, mã bảo mật tài khoản v.v.
Giả mạo biên nhận thanh toán
Khi Trader giao dịch với sàn Binance thực, hệ thống sẽ tạm khóa tài khoản khi các lệnh giao dịch đang được thực thi. Sau khi 2 bên mua và bán xác nhận biên lai chuyển – nhận tiền thành công thì hệ thống mới kích hoạt lại tài khoản. Đây là kẻ hở mà các đối tượng lừa đảo Binance nhắm đến, một số hình thức giả mạo biên nhận thanh toán phổ biến phải kể đến như:
- Tạo ra biên nhận giả để mua coin của Trader, nhưng thực chất không hề thanh toán và không có bất kỳ khoản tiền nào được chuyển đến Trader. Sau đó, hối thúc Trader bấm xác nhận đã nhận tiền để tránh giao dịch bị đóng với các lý do tiền về chậm, hệ thống quá tải nên tiền chưa qua…
- Cố tính chuyển thiếu tiền, tạo sự nhầm lẫn trong tích tắc khi thoạt nhìn qua các biên lai thanh toán
- Rao bán coin nhưng đến khi Trader hoàn tất thanh toán tiền thì đơn phương hủy giao dịch.
Giả mạo hệ thống thanh toán tự động
Binance chính thống không hỗ trợ hệ thống thanh toán tự động. Tuy nhiên, các đối tượng lừa đảo lại lợi dụng điểm yếu trong việc am hiểu sàn của Trader để gửi đến các thông báo thanh toán tự động. Đưa ra các tín hiệu để Trader bán số lượng lớn cổ phiếu đầu tư để thu về lợi nhuận cực khủng ngay tại thời điểm đó, nếu chậm trễ sẽ bỏ qua cơ hội tốt. Mọi thông tin thường đến rất nhanh, thao túng tâm lý để Trader sẽ không kịp nhận ra mình đang ở trong bẫy. Đến khi mọi hoạt động đã hoàn tất, Trader có thời gian ngẫm nghĩ lại thì lúc đó mới vỡ lẽ bản thân bị lừa.
Lưu ý rằng, Binance hiện tại chỉ hỗ trợ thanh toán giữa người dùng với nhau, có nghĩa là P2P, không hề có hoạt động ký quỹ ủy thác hoặc thanh toán tự động nào ở đây cả nhé Trader!
Lừa đảo thông qua nền tảng thanh toán quốc tế
Với các giao dịch thông qua nền tảng ủy thác quốc tế, Trader sẽ thực hiện mọi hoạt động thanh toán thông qua đồng Coin. Các đối tượng xấu sẽ lợi dụng kẽ hở của các nền tảng thanh toán quốc tế để trục lợi, cụ thể:
- Giả mạo bill thanh toán các giao dịch và gửi đến email mà Trader đã đăng ký trước đó. Thực tế, chẳng có số tiền nào được chuyển vào tài khoản của Trader cả
- Nếu sơ xuất không check lại các thông tin thanh toán, số dư tài khoản mà đã bấm xác nhận giao dịch thì rất có thể Trader sẽ bị dính bẫy ngay đấy.
Có thể thấy, sàn Binance là một nhà môi giới lớn và có tên tuổi trên thị trường, được rất nhiều Trader tin tưởng ủy thác. Tuy nhiên, sàn còn nhiều điểm hạn chế nên các đối tượng xấu thường lợi dụng kẽ hở từ các yếu điểm của sàn Binance lừa đảo để trục lợi. Để tự bảo vệ mình trước các đối tượng xấu và tạo ra những giao dịch an toàn, ít rủi ro. Trader nên tự trang bị kiến thức nền, tìm hiểu kỹ càng thông tin sàn, không riêng gì Binance, với các sàn môi giới khác cũng cần như thế. Trước khi giao dịch, đừng quá vội vàng, hãy kiểm tra:
- Website sàn
- Hotline sàn
- Biên nhận thanh toán
- Số dư tài khoản…
Chúc các Trader luôn sáng suốt và giao dịch thành công cùng nền tảng Binance!