Thị trường phái sinh ở Việt Nam ra đời vào giữa năm 2017, đến thời điểm hiện tại, thị trường này vẫn giữ được sự hấp dẫn và một lực hút với giới đầu tư.
Thị trường phái sinh thế giới từ lâu đã rất thu hút sự quan tâm của các Trader. Thế nhưng, nó lại khá mới mẻ tại Việt Nam. Thời gian gia nhập thị trường phái sinh ở Việt Nam chưa lâu. Song, thị trường cũng đã mang về không ích lợi nhuận cho Trader.
Vậy cụ thể, thị trường phái sinh ở Việt Nam hoạt động như thế nào? Ưu và nhược điểm của thị trường này ra sao? Đây có phải là thị trường tiềm năng để Trader đầu tư vào? Tất cả những thắc mắc trên về thị trường phái sinh sẽ được Giaodichcophieu đánh giá chân thực nhất qua bài viết sau.
Thị trường phái sinh ở Việt Nam là gì?
Thị trường phái sinh ở Việt Nam có khác gì với các loại thị trường hàng hóa khác? Về bản chất, các thị trường hàng hóa đều giống nhau, là nơi phục vụ cho nhu cầu mua – bán, trao đổi các loại hàng hóa.
Thị trường phái sinh ở Việt Nam đi vào hoạt động thời điểm tháng 08/2017, đây là nơi thực hiện giao thương các hợp đồng, nơi thực thi các lệnh, các quyền và nghĩa vụ chuyển nhượng giữa các đơn vị sở hữu với nhau, bao gồm cá nhân và doanh nghiệp.
Thị trường này là công cụ tài chính sở hữu nhiều điểm tương đồng với hình thức hợp đồng. Vì vậy, giao dịch trên thị trường phái sinh cần có sự đồng thuận từ 2 bên cung – cầu.
Hợp đồng phái sinh sẽ có những giá trị khác nhau và đương nhiên bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp khi giao dịch trên thị trường phái sinh đều mong muốn mang về mức lợi nhuận cao.
Ý nghĩa của thị trường phái sinh ở Việt Nam
Sự ra đời của thị trường phái sinh ở Việt Nam là một đánh dấu quan trọng và có ý nghĩa to lớn với nền chứng khoán nước nhà.
- Đối với các Trader: Thị trường phái sinh mang đến cho Trader nhiều cơ hội phát triển, làm giàu và thay đổi bản thân
- Đối với doanh nghiệp: Có thể chủ động, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, giúp hạn chế mức độ rủi ro do biến động của thị trường mang lại.
Thị trường phái sinh ở Việt Nam dành cho những đối tượng nào?
Thị trường phái sinh ở Việt Nam dành cho những đối tượng, cụ thể:
- Những tổ chức, cá nhân có nhu cầu, mong muốn giao dịch với khối tài sản cơ sở tự có, không vay mượn. Đây là nhóm đối tượng tham gia thị trường phái sinh như một sự dự phòng cho những rủi ro tài chính
- Những tổ chức, cá nhân tham gia thị trường phái sinh nhằm mục đích mua – bán nhiều mã chứng khoán khác nhau. Đây là nhóm đối tượng tham gia thị trường phái sinh nhằm hạn chế sự chênh lệch giá chứng khoán và thu lợi nhuận từ sự chênh lệch đó.
Thực trạng thị trường phái sinh ở Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường phái sinh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, giao dịch hàng hóa phái sinh đã được hình thành từ những năm 2000, bao gồm các hình thức:
- Năm 2002: Giao dịch phái sinh điều thô
- Năm 2004: Giao dịch phái sinh thủy sản và cà phê
- 2007 – 2009: Giao dịch phái sinh cổ phiếu
- Ngày 10/08/2017: Thị trường phái sinh ở Việt Nam, với sản phẩm chính là hợp đồng tương lai. Thời điểm này, Việt Nam là quốc gia thứ năm trong ASEAN phát triển thị trường phái sinh và là quốc gia thứ 42 hình thành thị trường tài chính phái sinh trên thế giới
- Ngày 04/07/2019: Thị trường phái sinh đánh dấu sự góp mặt của hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ với kỳ hạn 5 năm (không dành cho cá nhân)
- Ngày 28/06/2021: Phát triển sản phẩm mới hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ với kỳ hạn 10 năm (không dành cho cá nhân).
Thị trường phái sinh ở Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021
Kể từ khi bước vào thị trường phái sinh năm 2017, Việt Nam đã có 7 doanh nghiệp chứng khoán là thành viên phái sinh của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội – HNX và thành viên bù trừ thanh toán của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam – VSD. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới chứng khoán phái sinh đã vượt hơn con số 23.
Thị trường phái sinh ở Việt Nam trải qua hơn 4 năm đã tăng trưởng vượt bậc về khối lượng giao dịch, chứng tỏ được sức hút của thị trường này với các Trader luôn mạnh mẽ hơn cả những ngày đầu mới thành lập.
Số liệu đến tháng 12/2021 đã ghi nhận hơn 743.019 tài khoản được đăng ký trên thị trường phái sinh, chủ yếu ở hạng mục lướt sóng ngắn hạn. Đây là một điểm khác biệt giữa thị trường phái sinh Việt Nam và thế giới.
Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch Covid-19 trong hai năm liên tiếp. Những con số vốn hóa được ghi nhận lại khá ấn tượng, đạt 9.309.889 tỷ đồng tương đương với 149.94% GDP.
Số liệu cho thấy một nỗ lực rất lớn từ thị trường phái sinh trong điều kiện nền kinh tế bất ổn, đại dịch hoành hành.
Review hoạt động của thị trường phái sinh ở Việt Nam
Review ưu điểm của thị trường phái sinh ở Việt Nam
Cùng điểm qua một vài thế mạnh được ghi nhận lại của thị trường phái sinh Việt Nam trong suốt những năm hoạt động:
- Hệ thống dữ liệu chính xác, cập nhật kịp thời, an toàn và bảo mật
- Hạn chế tốt thao túng thị trường bởi các Shark
- Thị trường biến động nhưng vẫn là mảnh đất màu mỡ để các Trader đầu tư và tìm kiếm cơ hội làm giàu nhanh chóng nếu biết nắm bắt kịp thời xu hướng
- Khi thị trường phái sinh có xu hướng yếu dần, Trader có thể thanh lý hợp đồng để giảm thiểu rủi ro tài chính
- Thị trường giao dịch phái sinh trong ngày T+0 đưa Việt Nam ngày càng gần hơn với thị trường phái sinh thế giới
- Được sử dụng đòn bẩy và mức đòn bẩy này khá cao, hỗ trợ Trader bước gần hơn đến con đường thành công, làm giàu nhanh chóng. Tức là Trader chỉ cần ký quỹ một phần của giá trị hợp đồng để mở vị thế, không cần bỏ ra quá nhiều hoặc toàn bộ vốn vào hợp đồng.
Review nhược điểm của thị trường phái sinh ở Việt Nam
Bên cạnh những điểm mạnh của thị trường phái sinh Việt Nam, cũng tồn tại không ít những điểm yếu cần phải khắc phục, cụ thể:
- Do sử dụng đòn bẩy cao nên tạo ra hiện tượng xu hướng thị trường đi ngược lại với vị thế của Trader, từ đó tạo thành một lỗ hổng lớn trong thị trường
- Mặc dù thị trường 3 sản phẩm để Trader đầu tư. Tuy nhiên, đây là con số khá khiêm tốn đối với thị trường phái sinh ở các quốc gia khác trên thế giới
- Có đến 2 trong 3 sản phẩm đầu tư của thị trường không dành cho nhà đầu tư cá nhân. Đây là điểm hạn chế lớn, bởi bộ phận nhà đầu tư này là chủ lực của thị trường phái sinh Việt Nam
- Tính thanh khoản của một số sản phẩm phái sinh còn thấp
- Mặc dù đã có biện pháp khống chế. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự thao túng thị trường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của Trader khi tham gia đầu tư
- Số lượng Trader nhóm tổ chức còn rất hạn chế, do đó thị trường hợp đồng thanh lý trái phiếu trông có vẻ không được khởi sắc
- Chi phí mà Trader phải bỏ ra để tham gia vào thị trường phái sinh là khá cao, có đến tận 5 loại chi phí.
Đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường phái sinh ở Việt Nam
Thị trường phái sinh còn nhiều thiếu sót và nhược điểm. Do đó, cần có những biện pháp khắc phục để tạo ra bước đột phá và khởi sắc mới cho thị trường tiềm năng này.
- Cần tổ chức những buổi tập huấn, training kiến thức miễn phí và thường xuyên để Trader nâng cao trình độ, kỹ năng trade trong thị trường phái sinh
- Cần có nhiều hơn những chính sách để thu hút Trader tổ chức tham gia vào thị trường, giúp tháo gỡ nút thắt cho sản phẩm hợp đồng thanh lý trái phiếu chính phủ
- Cần tạo điều kiện và thay đổi quy định về đối tượng tham gia sản phẩm đầu tư, để Trader cá nhân cũng có cơ hội đầu tư vào các sản phẩm giới hạn, chỉ dành cho tổ chức như hiện nay
- Xử phạt nghiêm khắc hơn nữa để dứt điểm hoạt động thao túng thị trường, nhằm mang lại môi trường giao dịch công bằng và minh bạch cho tất cả Trader
- Giảm thiểu các loại chi phí giao dịch hoặc miễn phí tất cả các chi phí để tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng nhất cho Trader tham gia thị trường
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định, chính sách để đảm bảo quyền lợi cao nhất cho Trader khi đầu tư phái sinh
- Ra mắt đa dạng các loại hình sản phẩm đầu tư phái sinh mới nhằm phù hợp với nhiều đối tượng Trader tham gia.
Tin chắc rằng, thị trường phái sinh ở Việt Nam nếu sớm khắc phục được những nhược điểm trên và cố gắng phát huy tốt các ưu điểm hiện tại thì tương lai không xa, thị trường này sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và đầy tiềm năng để đầu tư.
Bài viết trên là đánh giá khách quan của tác giả dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm đối với thị trường phái sinh tại Việt Nam. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin bổ ích cho các Trader để từ đó tìm kiếm và xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư đúng đắn và riêng biệt, để mang lại hiệu quả đầu tư cao và thành công mong đợi.
Chúc các Trader may mắn và gặt hái nhiều thành công hơn nữa khi tham gia giao dịch cùng thị trường phái sinh ở Việt Nam!
>> Có thể bạn quan tâm: Cổ phiếu phái sinh là gì? Sự khác biệt giữa cổ phiếu cơ sở và cổ phiếu phái sinh