FOMC đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lãi suất ngắn hạn và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Các cuộc họp định kỳ và quyết định của cơ quan này luôn được giới đầu tư và các nhà kinh tế theo dõi sát sao. Vậy FOMC là gì? Cùng tìm hiểu rõ qua bài viết sau.
FOMC là gì?
Federal Open Market Committee (FOMC) hay Ủy ban Thị trường Mở liên bang. Đây là cơ quan nắm giữ quyền lực cao nhất trong việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ của Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed).
Vai trò quan trọng nhất của FOMC là đảm bảo Fed đạt được hai mục tiêu then chốt: thúc đẩy tối đa việc làm và duy trì sự ổn định về mặt giá cả trong nền kinh tế.
Hiện tại, Ủy ban FOMC gồm 12 thành viên, bao gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc Fed và 5 Chủ tịch được luân phiên từ 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang trên khắp đất nước.
Cơ cấu tổ chức này nhằm đảm bảo sự đại diện và cân bằng trong việc ra quyết định của FOMC. Kết hợp cái nhìn tổng quan của Hội đồng Thống đốc cũng như góc nhìn thực tế từ các Chủ tịch các Ngân hàng Dự trữ để có những chính sách tiền tệ phù hợp và hiệu quả.
Tác động của FOMC đến thị trường tài chính và ngoại hối
Sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư và nhà giao dịch
Mỗi quyết định của FOMC đều được giới đầu tư và nhà giao dịch trên toàn thế giới quan tâm theo dõi một cách đặc biệt. Các phiên họp của FOMC là một trong những sự kiện kinh tế quan trọng nhất trong lịch kinh tế, với tác động sâu rộng đối với các thị trường tài chính lẫn tiền tệ quốc tế.
Sự quan tâm đặc biệt này là hoàn toàn có lý do. Quyết định của FOMC về lãi suất và chính sách tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đi vay, mức lạm phát và tăng trưởng kinh tế của nước Mỹ.
Từ đó có tác động mạnh mẽ đến giá cổ phiếu, trái phiếu, tỷ giá đồng USD và dòng vốn đầu tư trên toàn cầu. Nhà đầu tư cần phân tích kỹ lưỡng các tín hiệu từ FOMC để điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp.
Biến động khối lượng giao dịch ngoại hối
Theo số liệu thống kê, khối lượng giao dịch của các cặp tiền tệ chủ chốt đều biến động mạnh và tăng đột biến trong khoảng 5% vào những ngày diễn ra các phiên họp của FOMC so với ngày giao dịch bình thường.
Sự biến động về giá và thanh khoản này tạo ra cả cơ hội lẫn rủi ro lớn cho các nhà đầu tư và nhà giao dịch nếu họ không có sự chuẩn bị và phân tích chu đáo.
Ảnh hưởng các cặp tiền tệ chủ chốt
Đối với các nhà giao dịch ngoại hối, những cặp tiền tệ được quan tâm đặc biệt xoay quanh các phiên họp của FOMC là EUR/USD, GBP/USD, AUD/USD và XAU/USD (vàng). Trên các cặp tiền tệ này, nhà giao dịch mong đợi sẽ có mức độ biến động cao nhất để đảm bảo cơ hội kiếm lời lớn.
Sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của FOMC thường dẫn đến những tác động trực tiếp lên giá trị đồng đô la Mỹ, qua đó tạo nên những phản ứng dây chuyền trên các cặp tiền tệ khác nhau.
Chẳng hạn, nếu FOMC tăng lãi suất, điều này thường khiến đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác như EUR, GBP, AUD do lãi suất cao hấp dẫn các dòng vốn đầu tư.
Trường hợp ngược lại cũng đúng, giảm lãi suất thường làm suy yếu đồng USD và đẩy giá các cặp tiền tệ khác lên cao hơn. Điều tương tự cũng xảy ra với XAU/USD khi vàng thường có xu hướng đi ngược chiều với đồng USD do được xem là kênh đầu tư trú ẩn an toàn.
Tác động đến thị trường chứng khoán
Khi FOMC tăng lãi suất, chi phí đi vay của doanh nghiệp sẽ tăng lên, làm giảm lợi nhuận và khả năng mở rộng kinh doanh. Điều này thường khiến giá cổ phiếu giảm xuống, đẩy các chỉ số chứng khoán như Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đi xuống. Ngược lại, việc FOMC cắt giảm lãi suất sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp, từ đó đẩy giá cổ phiếu lên cao.
Ví dụ, trong cuộc họp tháng 6/2023, FOMC đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% lên mức 5,25-5,5% để kiềm chế lạm phát. Thị trường cổ phiếu Mỹ đã phản ứng tiêu cực, với Dow Jones giảm 109 điểm, S&P 500 giảm 0,7% và Nasdaq giảm 0,5%.
Không chỉ thị trường trong nước, các quyết định của FOMC cũng tác động mạnh đến các thị trường cổ phiếu trên toàn cầu. Điều này thể hiện tầm quan trọng của FOMC đối với cả nhà đầu tư và nhà quản lý quỹ trên thế giới.
Nội dung biên bản cuộc họp FOMC mới nhất 2024
Trong cuộc họp ngày 13/6, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 5,25%-5,5%.
Tuy nhiên, Fed đã hạ dự báo về khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn một lần duy nhất, thay vì ba lần như đã dự báo trước đó vào tháng 3.
Dự báo mới này của Fed có thể sẽ làm thất vọng các thị trường, vốn đang kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ thực hiện ít nhất hai đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay. Quyết định này đi ngược lại với báo cáo lạm phát tích cực được công bố trước đó cho thấy lạm phát tại Mỹ đã chậm lại nhiều hơn so với dự kiến.
Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 3,3% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái, giảm nhẹ so với tháng trước và thấp hơn kỳ vọng của các chuyên gia. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát 2% của Fed.
Trong tuyên bố sau cuộc họp, FOMC thừa nhận đã đạt được một số tiến bộ trong cuộc chiến kiềm chế lạm phát kéo dài 3 năm qua. Song họ vẫn giữ nguyên các đánh giá chính về tình hình kinh tế và hướng dẫn chính sách, cho rằng cắt giảm lãi suất chỉ phù hợp khi lạm phát giảm một cách chắc chắn về mục tiêu 2%.
Dự báo của các quan chức Fed cũng cho thấy sự chia rẽ, với 8 người dự đoán có 2 đợt cắt giảm lãi suất năm nay, 7 người dự đoán 1 đợt và 4 người dự đoán không cắt giảm. Điều này phản ánh khả năng hạ lãi suất trung bình có thể thay đổi tùy thuộc diễn biến lạm phát trong những tháng tới.
Fed có thể sẽ hạ lãi suất vào năm 2025-2026 để kiểm soát lạm phát
Trong cuộc họp FOMC vừa qua, Fed cho biết vẫn chưa thể hạ lãi suất nhưng dự báo sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào các năm 2025 và 2026 để đạt mức 3,1% vào cuối năm 2026.
Những quyết định chính sách thận trọng này của Fed phản ánh quan ngại việc lạm phát vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát và nền kinh tế vẫn còn quá nóng.
Kể từ tháng 3/2022, Fed đã liên tục tăng lãi suất lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ để kiềm chế đà lạm phát kỷ lục. Tuy nhiên, mặc dù lạm phát đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao hơn mục tiêu 2% của Fed. Do đó, trong thời gian tới Fed dự kiến vẫn phải duy trì đường lối chính sách tiền tệ thận trọng.
Việc cố gắng hạ lãi suất xuống còn 3,1% vào cuối năm 2026 cho thấy Fed đang có kế hoạch nới lỏng dần chính sách tiền tệ khi lạm phát đã được kiểm soát tốt hơn.
FOMC là gì, hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu rõ về cuộc họp quan trọng này. Đừng quên truy cập trang web để đón đọc thêm nhiều bài viết mới xoay quanh lĩnh vực đầu tư tài chính.